LỢI ÍCH CỦA PHÂN TÍCH DATA, ỨNG DỤNG TRONG MARKETING! - Blog KNVN - Kho kiến thức khởi nghiệp lớn nhất Việt Nam

Header Ads

LỢI ÍCH CỦA PHÂN TÍCH DATA, ỨNG DỤNG TRONG MARKETING!

Các doanh nghiệp mới có xu hướng phát triển nhanh, có khả năng thử nghiệm nhiều con đường tăng trưởng trong những năm đầu. Mặt khác, các công ty lớn cảm thấy khó khăn khi áp dụng các chiến lược mới. Kết quả là trong nhiều trường hợp, các đối thủ nhỏ hơn, lanh lợi hơn, phiêu lưu hơn sẽ đưa ra các quyết định kinh doanh có kết quả tốt hơn.

Đối với nhiều nhà quảng cáo, việc ra quyết định thường dựa trên bản năng sẵn có chứ không phải dữ liệu. Khi vừa mới bắt đầu, thật tốt nếu bạn là người có tầm nhìn, kiến thức và kinh nghiệm, khi đó bản năng rất có thể sẽ đem lại tác dụng trong những năm đầu. Tuy nhiên, về lâu dài, cách tiếp cận như vậy sẽ thu hẹp tầm nhìn của nhà quảng cáo và ảnh hưởng đến khả năng phát hiện các cơ hội tiềm năng trên thị trường.

Sử dụng data sao cho hiệu quả:

Khi cần phải đưa ra các quyết định chiến thuật trong doanh nghiệp, dữ liệu luôn có ích. Một vài ví dụ minh họa:

Quảng cáo: Những hình thức, nội dung quảng cáo nào sẽ phù hợp nhất với nhóm khách hàng mục tiêu của bạn? Trong một chiến dịch quảng cáo, có người cho rằng dùng nhân vật thực tế sẽ tốt hơn hình ảnh hoạt hình. Mọi người đều có ý kiến ​​riêng, trong trường hợp này, nếu ứng dụng phân tích dữ liệu thì bạn chỉ cần thử nghiệm các chiến lược khác nhau để xem những gì thực sự hiệu quả, điều này giúp bạn tự tin hơn khi ra quyết định, nếu sử dụng cảm tính trong trường hợp này, phần nào bạn sẽ mất đi sự dứt khoát.

Kết quả hình ảnh cho data
                       
So với khoảng 10 năm về trước, khối lượng dữ liệu ngày nay là cực kỳ đồ sộ và khá đầy đủ cho hầu hết các ngành nghề. Có rất nhiều cơ sở dữ liệu chỉ lưu hành nội bộ, do đó, một nhà quảng cáo không chỉ phải xem dữ liệu cụ thể của công ty mình mà còn cần khai thách cả dữ liệu bên ngoài và có kỹ năng phân tích để hiểu rõ hơn.

Bạn sử dụng data, đối thủ cũng vậy. Doanh nghiệp và người làm marketing phải tiếp tục xây dựng, phân tích data để duy trì lợi thế cạnh tranh của riêng mình.

Một vài lưu ý khi kết hợp phân tích data trong quá trình ra quyết định marketing:


Muốn tối ưu được hiểu quả của dữ liệu, bạn phải kiểm soát được dữ liệu trong mọi chiến dịch quảng cáo. Nhìn vào các doanh nghiệp như Amazon, dù là quyết định nhỏ nhất cũng là dựa trên dữ liệu. Có những công ty, thậm chí màu sắc của các bức tường cũng được quyết định bởi dữ liệu. Đó là cách tiếp cận cần thiết nếu bạn muốn bắt đầu một doanh nghiệp hoạt động dựa trên phân tích data.

Thứ hai, khi mới bắt đầu, một doanh nghiệp phụ thuộc khá nhiều vào các quyết định mang tính bản năng, đơn giản vì không có nhiều thông tin có sẵn tại thời điểm đó và ngay cả khi nó có sẵn từ đầu, vẫn không đủ dữ liệu để bạn có thể đưa ra các xu hướng và mẫu số chung từ đó. Mọi thứ ở giai đoạn này diễn ra rất nhanh, thậm chí dựa quyết định đôi khi dựa vào những số liệu trong vòng 2-3 tháng. Tuy nhiên, đó quả thực là một hành động mạo hiểm.

Bởi 2 tháng trước, bạn làm những việc rất khác so với những gì bạn đang làm bây giờ. Ở giai đoạn đầu, doanh nghiệp thay đổi một cách chóng mặt. Trong khi đó, nếu là một doanh nghiệp lâu năm hơn, bạn hoàn toàn có thể xem xét lại data 12 tháng, 24 tháng, 36 tháng trước và nhận được thông tin chi tiết tốt

Định hướng dữ liệu vs Định kiến

Khi ra quyết định, mỗi người có những đề xuất riêng. Càng có kinh nghiệm trong một công việc, người ta càng trở nên tự tin và quyết liệt hơn với ý kiến của mình. Trong những tình huống như vậy, hãy nhớ tới James Barksdale - cựu CEO của Netscape, người đã nói một câu rất nổi tiếng: “Nếu có dữ liệu, hãy phân tích chúng. Nếu tất cả những gì chúng ta có chỉ là ý kiến chủ quan, hãy đi theo năng”. Trong vai trò là một CMO, ý kiến ​​là rất cần thiết, khi nhân viên của bạn trưởng thành hơn trong công việc, họ chắc chắn sẽ hình thành ý kiến riêng. Tuy nhiên, nếu không có con số, những ý kiến ​​đó chỉ là giả định, không có căn cứ để đưa ra hành động.

Phân tích dữ liệu phải là một thói quen của người làm marketing:

Nên tập trung vào việc xây dựng quy trình thu thập dữ liệu ngay từ khi bắt đầu một công việc kinh doanh. Nếu không làm điều này ngay từ đầu, không có đủ dữ liệu để phân tích, doanh nghiệp khó có thể rút ra những hiểu biết hữu ích về thị trường, khách hàng...

Nếu thu thập dữ liệu một cách có phương pháp ngay từ đầu, doanh nghiệp sẽ sớm có đủ cơ sở để đánh giá, ra quyết định và hành động. Phân tích data để hiểu rõ hơn, những hiểu biết đó càng hữu ích, doanh nghiệp càng tin vào sức mạnh của phân tích data. Từ đó, phân tích dữ liệu sẽ là một phần không thể thiếu ở các doanh nghiệp hiện tại và tương lai.

Nếu không đầu tư vào phân tích dữ liệu, bạn có thể cắt giảm chi phí, tăng lợi nhuận trong một thời gian ngắn trước mặt. Nhưng nếu đầu tư vào nó, bạn sẽ thấy giá trị của phân tích dữ liệu và cần thiết phải tập trung nguồn lực vào hoạt động này trong một phần việc của một doanh nghiệp, không chỉ riêng marketing.

Các quyết định quảng cáo - cần được liên hệ chặt chẽ với việc phân tích insight khách hàng (tạm dịch: nhu cầu thầm kín của khách hàng)

Người làm marketing cần đặc biệt chú ý tới dữ liệu, nó có khả năng vô biên mà chưa một ai có thể khai thác hết được. Khi thực sự đi sâu vào dữ liệu và bắt đầu phân tích, ta nhận ra rằng có ít nhất 20 cách tiếp cận khác nhau mà người làm marketing có thể thực hiện. Rất nhiều các doanh nghiệp trẻ dành thời gian để khai thác, phân tích dữ liệu, nhưng cuối cùng không có thông tin chi tiết hữu ích. Đó là vì họ không có mục tiêu cố định trước khi bắt đầu thu thập và phân tích dữ liệu.

Vì vậy, một nguyên tắc quan trọng là luôn có mục tiêu phân tích rõ ràng. Bạn muốn đạt được điều gì? Bạn muốn đánh giá một cơ hội? Hoặc dự đoán một vấn đề kinh doanh cụ thể? Càng rõ ràng hơn về mục tiêu cuối cùng, thì phân tích của bạn sẽ càng tập trung và bổ ích. Mặt khác, mục tiêu càng mơ hồ, phân tích của bạn càng ít tập trung và ít có khả năng mang lại thông tin giá trị.

Không có nhận xét nào