“Cause Marketing” là gì?
Không chỉ các công ty thương mại mới áp dụng các chương trình “Content Marketing” hay “Tiếp thị nội dung” . Trên thực tế, Grammar Chic đã chỉ ra rằng các tổ chức nhân đạo và từ thiện tận dụng các phương tiện truyền thồng, các chiến lược marketing hai chiều và tiếp thị nội dung để quảng bá hình ảnh và các chương trình của họ theo nhiều cách khác nhau.
Nhưng có điều mà bạn có thể không biết về “Tiếp thị nội dung truyền thống” và “Cause Marketing” rằng nó hoàn toàn khác nhau về mặt nội dung. “Cause Marketing” hay “Tiếp thị vì mục đích cao đẹp” chỉ dành riêng cho các hoạt động xã hội và nhân đạo. Chúng ta có thể tìm thấy rất nhiều điểm tương đồng giữa hai hình thức marketing này, tuy nhiên có 1 vài điểm khác biệt không thể trộn lẫn khiến ta phân biệt được chúng.
Trước tiên, chúng ta nên tìm hiểu xem định nghĩa cơ bản về “Cause Marketing” là gì? Thực chất “Cause Marketing” không phải là hình thức marketing phi lợi nhuận, mà trên thực tế, chiến lược này được tạo ra với mục đích hỗ trợ các các chiến lược kinh doanh nhằm thu về lợi nhuận cho công ty. Sự khác biệt ở đây là “Cause marketing” không phải chỉ đơn thuần quảng bá 1 sản phẩm nào đó cho người dân, mà ngoài ra còn gây quỹ, khuyến khích sự tham gia của mọi người vào 1 vấn đề cụ thể nào đó, đó có thể là về xã hội, môi trường hoặc là bất kỳ 1 vấn đề nào khác.
Để hiểu thấu “Cause marketing” là gì hãy cùng xem xét 1 câu thành ngữ cổ như sau “Doing well by doing good”. Câu thành ngữ trên có nghĩa là hãy làm 1 việc gì đó vừa tốt cho xã hội lại vừa tạo ra của cải hoặc là gia tăng lợi nhuận dòng cho công ty. Đó là những vấn đề mà “Cause marketing” hướng tới. Một vấn đề về đạo đức hay xã hội sẽ được tiếp thị cùng lúc với một mặt hàng tiêu dùng hay dịch vụ chăm sóc khách hàng nào đó để làm sao vừa tạo ra lợi ích, lợi nhuận lại vừa làm gia tăng nhận thức của mọi người về vấn đề mà chúng ta đang tiếp thị và cuối cùng là mọi người đều có lợi.
Thông thường nội dung của “Cause marketing” sẽ như sau: Một công ty tiếp thị về sản phẩm của họ, cam kết sẽ trích 1 phần lợi nhuận cho 1 hoạt đồng từ thiện hoặc 1 chương trình phi lợi nhuận nào đó, hoặc đơn giản chỉ là quảng bá sản phẩm rộng rãi đến công chúng mà thôi.
“Cause marketing” và Thương hiệu
Bất kỳ 1 công ty nào cũng có thể thực hiện 1 chương trình “Cause marketing” và từ đó có thể thu về 1 vài lợi ích nhất định. Ví dụ như, bạn có thể nhấn mạnh với mọi người rằng công ty thực sự quan tâm tới vấn đề đó, bạn cũng có thể chỉ những khía cạnh khác nhau về 1 vấn đề quan trọng nào đó 1 cách chân thực; đồng thời, có thể nhấn mạnh vào mặt nhân đức của công ty bạn , điều này sẽ tạo ra hiệu ứng tốt cho khiến danh tiếng của công ty và từ đó cỏ thể giành được sự trung thành từ khách hàng.
Dưới đây là 1 vài mẹo để bắt đầu với “Cause marketing”:
Chọn 1 vấn đề mà bạn và đồng nghiệp đều tin vào, chương trình tiếp thị của bạn sẽ chả đi đến đâu nếu như bạn thiếu sự nhiệt thành cho việc mà bạn đang àm.
Chọn 1 tổ chức từ thiện đáng tin cậy mà các hoạt động của họ có liên quan đến chiến lược marketing bạn đang thực hiện và tự hỏi rằng: Bạn có thể làm tốt đến đâu khi hợp tác với họ để vừa tạo ra lợi nhuận vừa nâng cao ý thức của mọi người về vấn đề đó.
Và khi bạn đang nỗ lực để quảng bá cho chiến dịch của mình , đừng chỉ có chăm chăm vào mục tiêu lợi nhuận đã đề ra, mà công việc thật sự ở đây là làm cho mọi người biết về chiến lược marketing của bạn, mặc dù đôi khi chỉ đơn giản là tạo đường link tới 1 trang web phi lợi nhuận, hoặc đến trang quyên góp hoặc là chính trang web của bạn.
Từ những gì mà chúng ta thảo luận phía trên, tôi hy vọng bạn sẽ có được 1 cái nhìn khái quát về “Cause marketing” và có thể hiểu phần nào được về lĩnh vực bạn đang làm.
Post a Comment