Bài 21: Chuỗi Giá Trị và bài học từ việc Sang Nhượng Quán trong quá khứ. - Blog KNVN - Kho kiến thức khởi nghiệp lớn nhất Việt Nam

Header Ads

Bài 21: Chuỗi Giá Trị và bài học từ việc Sang Nhượng Quán trong quá khứ.


Có 1 thời gian dài, Hùng có gia nhập vào 1 team chuyên thực hiện kinh doanh theo mô hình setup quán, cho nó vận hành trong 3 tháng ổn định, rồi đem sang lại cho người khác.

Và team này thú vị ở chỗ họ không setup mới từ đầu mà đi thu gom các quán thua lỗ, nợ, ép giá dữ dội để có chi phí đầu vào tốt và làm lại quán mới để sang cho khách hàng dư tiền với giá rất cao (nôm na nghe buồn hơn là các con Gà mới vào đời đấy).


             


Nôm na là lấy của kẻ chán, bán cho kẻ thèm là mô hình team mình kiếm sống lúc đó, cho mấy đứa công tử nhà giàu, nhà lắm tiền, muốn giàu nhanh mà lại LÀM BIẾNG HỌC HỎI, muốn có sẵn mô hình, chỉ vô ngồi thu tiền mà thôi.

Lúc đó, Hùng phụ trách vai trò Marketing cho team, nghiên cứu quán thu gom lại, xem có nên đổi concept làm mới 100%, hay giữ nguyên decor, thực đơn và cách hoạt động; đồng thời phụ trách kéo KH đến lại quán sau khi setup xong trong 3 tháng sau đó.

Khi bạn tạo dựng 1 doanh nghiệp, hãy nhớ suy nghĩ chuỗi giá trị mà bạn đang xây dựng, lồng ghép vào SP/DV để bán cho KH là gì.

Và ngày nay các doanh nghiệp cạnh tranh bằng giá trị tổng thể (do chuỗi giá trị tạo nên), chứ không phải SP thuần túy như cách đây vài chục năm nữa.

QUÁ TRÌNH TẠO RA SẢN PHẨM CUỐI TRẢI QUA RẤT NHIỀU BƯỚC, MỖI BƯỚC LÀM TĂNG THÊM GIÁ TRỊ CHO SẢN PHẨM.

Ví dụ 1 để có 1 cái thun ở store:

✔️ Nhập vật tư sợi vải.
✔️ Dệt thành vải.
✔️ Cắt - May thành áo.
✔️ Thiết Kế Họa Tiết Áo.
✔️ In nhiệt lên áo.
✔️ Gắn mạc áo và bỏ vào bao bì.
✔️ Vận chuyển ra Store.

Ví dụ 2 để có 1 ly cà phê ngồi trong quán:

✔️ Trồng và xử lý cà phê.
✔️ Pha cà phê.
✔️ Không gian thưởng thức.
✔️Nhân viên phục vụ khách.

Giá bán 1 SP sẽ luôn được phân bổ vào các mắt xích trong chuỗi hoạt động tạo ra SP bên trên.

Thử nghĩ xem: nếu họa tiết áo thun là tranh vẽ của 1 danh họa? Sẽ bao nhiêu tiền 1 áo? Nếu bạn bỏ áo thun trong 1 hộp gỗ sang trọng?

Giá trị nó tăng lên đúng không?
Thế nên, đừng bao giờ nói em bán đồ cao cấp, nhưng bạn lại không có bất kỳ hoạt động gì tạo ra giá trị là sự cao cấp cho nó cả.

Một ly cà phê 45k ở cofee house sẽ được phân bổ một cách hợp lý cho từng bước. Người trồng và xử lý cà phê nhận một phần phù hợp với giá trị mang lại, người pha chế, người trang trí quán hay phục vụ cũng tương tự. Quá trình tạo ra giá trị này được gọi là chuỗi giá trị, và từng bước ta sẽ gọi là mắt xích giá trị.

MỖI SP THƯỜNG SẼ CÓ 1 CHUỖI GIÁ TRỊ DÀI VÀ MỖI MỘT DOANH NGHIỆP SẼ TẬP TRUNG VÀO MỘT HOẶC MỘT VÀI MẮC XÍCH TRONG CHUỖI. DO ĐÓ HÌNH THÀNH CHUỖI CUNG ỨNG. GIÁ TRỊ SP BẠN SẼ VẪN TỆ NẾU PARTNER TRONG CHUỖI CUNG ỨNG TẠO RA MẮT XÍCH GIÁ TRỊ TỆ, KÉM CHẤT LƯỢNG.

Ví dụ, một người bán quán chỉ tập trung vào mắt xích pha chế, phục vụ và không gian thưởng thức, chứ không tham gia vào mắt xích trồng và xử lý cà phê. Họ giao mắt xích này cho đối tác, hay người nông dân trồng cafe, họ chỉ đi thu gom thôi.

MỖI DOANH NGHIỆP CÓ PHẦN CHUỖI GIÁ TRỊ CỦA MÌNH KHÁC NHAU, DÙ ĐỀU ĐẢM NHẬN 1 KHÂU GIỐNG NHAU TRONG CHUỖI CUNG ỨNG.

Ví dụ, một quán cà phê thường có 3 mắt xích giá trị cơ bản trong chuỗi giá tri cafe là:

- pha chế (đồ uống)
- không gian (địa điểm)
- phục vụ (nhân viên).

Nhiều bạn, khi mua lại 1 quán cafe đông khách, do nv nữ cũ của quán rất sexy, bạn thấy phản cảm, sa thải và tuyển các nữ nv bình thường, ăn mặc kín đáo. KH cũ thấy vậy bỏ không đến, bạn marketing thế nào vẫn ế. Vì sao, mắt xích giá trị là phục vụ đã bị gãy ngang.

KH sẽ hỏi trong đầu "ơ em xinh tươi mình hay tâm sự đâu rồi!!!"

Do đó, khi bạn mua lại 1 quán cafe, hãy chú ý chuỗi giá trị của bạn. Coi chừng có những mắt xích liên quan chủ cũ, thì 1 khi họ đi là BẠN CHẾT CHẮC.

Và với những ngành mà bạn phải làm việc với bên thứ 3 nhiều và chất lượng SP/DV bên thứ 3 có thể ảnh hưởng trực tiếp tới chuỗi giá trị của bạn, khiến giá trị tổng thể bạn mang lại cho khách hàng từ mô hình kinh doanh không giống như bạn quảng cáo, hay KH kỳ vọng cao hơn so với cái họ nhận được là bạn tiêu.

Thế nên có những tổ chức dù lớn, không phải muốn đổi nhà cung cấp là được, đôi khi phải sếp lớn quyết định vì nó ảnh hưởng sự tồn vong của 1 doanh nghiệp.

Các ngành như công nghệ, sản xuất, bán lẻ, F&B, nông lâm nghiệp, thương mại,... thì quản trị chuỗi cung ứng và chuỗi giá trị cực kỳ quan trọng. Chỉ cần gãy mắt xích trong chuỗi cung ứng là chết ngay. Giống như Google không cho hãng điện thoại Huawei sử dụng hệ điều hành androi theo lệnh cấm từ chính phủ Mỹ là khiến cả tập đoàn rơi vào khủng hoảng ngay, doanh số tụt giảm. Hay như cũng là cái máy lạnh samsung, để nằm trong chuỗi điện máy xanh giá 8,5tr bạn mua không lo lắng, nằm ở cửa hàng điện lạnh nhỏ, bạn lại sợ hàng giả!!! Brand của điện máy xanh là 1 mắt xích trong chuỗi giá trị giúp SP được KH cảm giác yên tâm hơn đấy.

Và nếu bạn M&A, hay đơn giản nhỏ hơn là nhận sang nhượng lại 1 quán cafe, hãy chú ý thật kỹ chuỗi giá trị quán tạo ra giá trị tổng thể cho KH là gì (tức KH đến quán vì cái gì, đừng có thấy đông đông là ham), và chuỗi cung ứng còn tồn tại hay không là vấn đề mấu chốt, có nhiều shop sang nhưng không bàn giao danh sách nhà cung cấp hàng, thì dù giá hời cũng không lấy vì bạn không kế thừa được chuỗi giá trị shop đó đang có, nhập hàng nơi khác coi chừng gu và chất lượng không phù hợp tập khách hàng hiện hữu, kết quả kh từ bỏ bạn, bạn chết.

Kinh doanh chưa bao giờ là trò đùa, đừng quá ngây thơ đi mua sang nhượng chỉ vì tìm hiểu vẻ bên ngoài với những lý do ngây thơ như "bận trông con nhỏ không người trông coi, phải đi nước ngoài...".

Chúc anh/chị/em kinh doanh thành công và bền vững.

---------------
- Doanh Nhân, Th.s Nguyễn Tuấn Hùng -
https://facebook.com/hungnanado.blog/

+ Founder Tổ Hợp Giáo Dục NANADO.
+ Founder Tổ Hợp Truyền Thông STORM.

Không có nhận xét nào