Bài 2: Tìm hiểu điểm tiếp xúc KH trong kênh bán hàng. - Blog KNVN - Kho kiến thức khởi nghiệp lớn nhất Việt Nam

Header Ads

Bài 2: Tìm hiểu điểm tiếp xúc KH trong kênh bán hàng.

(nằm trong chuỗi bài chia sẻ kinh doanh Shop Online)
---------
Hiện H đang viết chia sẻ 4 chuỗi bài viết liên tục là Khởi Nghiệp, Tâm Sự Làm Chủ, Phát Triển Bản Thân, Shop Online, ai cần thì cứ kéo feed ở tường nhà H mà tìm đọc nhé. Giờ H không lưu từng link vì nhiều quá.
---------
Tại sao bạn gặp nhiều khó khăn khi bắt đầu bán hàng online?
Tại sao bạn cũng bán trên Facebook như người ta mà kém?
Tại sao bạn cũng lên sàn TMĐT như đồng nghiệp làm mà kém?
Cứ mỗi lần có kênh mới để bán hàng, bạn lại không biết làm?
Tại sao cửa hàng offline đối thủ, KH vô nhiều mà mua nhiều, còn của bạn, vô nhiều mà toàn ngó rồi ra đi, thậm chí không ai ghé store?

Hãy tưởng tượng, giả sử bạn thấy 1 mặt hàng rất thú vị ở nước ngoài, nó đang rất hot, bạn nghĩ rằng nếu đem về VN, nó sẽ bùng nổ. Vậy sau khi nhập về VN, rồi bạn quyết định đưa hàng lên sàn TMĐT B2C là tiki, đa phần chúng ta sẽ ngồi chờ đợi 2 - 3 tháng để tiki báo tình hình bán hàng, và chuyển tiền chúng ta?
Kinh doanh mà, sao phải há miệng chờ sung như vậy!
Và đây cũng là 1 trải nghiệm thú vị từ kinh nghiệm cá nhân liên quan đến việc bán hết hàng nghìn cuốn sách do tôi viết trong 2017 chỉ trong 1 tháng trên tiki như thế nào (bạn sẽ thấy có rất nhiều tác giả đưa sách lên tiki rất lâu nhưng sách vẫn luôn tồn đọng).

Nguyên tắc cơ bản là khi bạn bán hàng/cung cấp hàng cho bất kỳ kênh bán hàng nào đó, dù là đại lý, cửa hàng offline, sàn TMĐT C2C/B2C, gian hàng hội chợ, Fanpage, Instagram, Zalo, CTV, trên google, ở các group FB,... vân vân, đó là trả lời 2 câu hỏi sau:
Câu Hỏi 1: đó là KH họ sẽ tìm thấy bạn ở vị trí nào trong kênh, như nếu họ vào shopee để tìm mua 1 cây son môi, thì bạn cần xuất hiện ở đâu trên shopee thì tiếp xúc được với họ. Bạn mong chờ họ search trực tiếp tên brand của bạn, hay gõ link gian hàng, mơ đi, trừ khi brand bạn mạnh. Hãy nghiêm túc suy nghĩ về điều này.
Giống như mình khi xưa, đưa sách lên website tiki, mình suy nghĩ, 1 cuốn sách về kinh tế thì cần xuất hiện ở đâu thì độc giả sẽ mua, người cần mua sách trên tiki về kinh tế, họ tìm sách ở đâu, họ vào mục nào. Phải tìm hiểu những điều này thì mới mong sách bán chạy, vì bạn chưa phải là tác giả hot như các nhà văn đến mức độc giả săn đón sách đâu.
Câu Hỏi 2: Khi khách hàng đã tìm thấy sản phẩm của bạn, gian hàng của bạn, tài khoản kênh của bạn trên kênh, thì họ quan tâm điều gì, vị trí nào họ chú ý nhiều để tìm/tra cứu thông tin để tìm hiểu thêm về bạn, để tin tưởng bạn là điều vô cùng cần lưu ý.
-----------
Không tư duy về câu hỏi 1: bạn như 1 spammer, ví dụ rõ ràng là các group mê xe cộ không hề có khách hàng mục tiêu thích games, bạn post quảng cáo games vô làm gì (cứ giả sử admin dễ tính, chứ thực tế còn lâu post bạn mới được duyệt), nhưng mỗi ngày, hàng trăm chủ shop cứ nhắm mắt đi spam vô các group không biết để làm gì. Kinh doanh, dùng não chứ không dùng tay, đã rồi đi spam hàng trăm group, vừa mệt, vừa hiệu quả kém rồi lên mạng than giờ bán hàng online khó hơn xưa.
Vậy bạn chỉ có thể xuất hiện ở vị trí nào trong group để bán hàng? chí ít sp của bạn phải phù hợp sở thích, hành vi group trước đã. Bạn bán decan dán xe ở group mê xe cộ thi còn tạm chấp nhận được. Nhưng khoan, giờ thời buổi ai cho bạn spam bán hàng vô group như thế. Vậy rõ ràng, bạn chỉ có thể bán hàng trong group khi có member nào đó có vấn đề (liên quan sp bạn bán) và post lên hỏi mà thôi như "Cho mình hỏi, có anh em nào trong group biết chỗ độ xe, dán decan xe không?" thì bạn vào comment trả lời. Sợ chờ đợi, vậy thì chủ động tạo kế hoạch seeding 1 cách bài bản trong các group đi.
Nói sơ vậy để bạn thấy câu hỏi số 1 rất quan trọng.
Thế nên, thay vì bạn nhảy tùm lum lên nhiều gian hàng, thấy bạn bè lên sendo, cũng lên tạo gian hàng, up sản phẩm lên, rồi thôi, không làm gì nữa, chỉ chờ đợi. Rồi thấy shopee bạn bè buôn bán nhiều, cũng lên tạo gian hàng, up sản phẩm lên, xong cũng ngồi chờ đơn về. Thay vì tư duy, thà bạn 1 sàn thôi, nhưng làm cho tới, ngồi nghiệm thử, để bán tốt trên shopee với SP của mình, mình cần xuất hiện Sản phẩm của mình ở vị trí nào, mình cần quảng cáo gian hàng của mình ở đâu trên shopee, rồi tìm hiểu thử xem shopee có các chính sách gì cho store hay không... thì rất ít chủ shop chịu quan tâm và tìm hiểu.

Còn câu hỏi số 2 quan trọng không? có nhiều bạn, giỏi kỹ thuật, khôn khéo đưa hàng lên các vị trí đẹp, nên KH liên hệ, truy cập kênh rất nhiều, nhưng tỷ lệ chốt rất kém. Vì thời buổi bây giờ, KH họ còn tìm hiểu về bạn nữa cơ mà, họ coi trên web, họ vào fanpage, họ vào gian hàng, một số bạn bán tour, phòng KS thì họ còn vô các kênh review xem đánh giá sao.
Hãy chú ý tới việc KH sẽ tìm gì về mình trên kênh, và quan tâm, tìm hiểu cái gì chi tiết ở tài khoản kênh, gian hàng trên sàn của mình hay không, không phải cứ kéo họ vào là xong, đời không đơn giản thế. Có nhiều nhãn hàng mỹ phẫm, quảng cáo trên tường nhà mình, vào fanpage nhãn hàng, kiếm lòi con mắt không ra nổi hình showroom, không thấy nổi tấm hình công bố với bộ y tế, hay bất cứ bằng chứng gì nói mỹ phẩm an toàn, nhưng Face thì cứ nói suốt là mỹ phẩm xanh, an toàn, đến từ thiên nhiên, có thể ăn được, thế đấy.
Chúc các anh/chị/em đã chọn con đường kinh doanh buôn bán online luôn bền chí và yêu thích con đường mà mình đã chọn, kinh doanh tốt hơn, thành công hơn, đi chia sẻ lại cho người khác, giúp người, giúp đời nhé.
.
- Nguyễn Tuấn Hùng -
{ doanh nhân, nhà đầu tư, chuyên gia Marketing }
Founder Tổ Hợp Giáo Dục Nanado.
Founder Tổ Hợp Truyền Thông Storm.

Không có nhận xét nào