5 BÀI HỌC KINH DOANH TỪ BỘ PHIM THE FOUNDER - Blog KNVN - Kho kiến thức khởi nghiệp lớn nhất Việt Nam

Header Ads

5 BÀI HỌC KINH DOANH TỪ BỘ PHIM THE FOUNDER

I'm the president and C.E.O. of a major corporation with land holdings in 17 states... You run a burger stand in the desert. I'm national. You're fucking local.
- Ray Kroc -
Mình làm ngành F&B và là fan của Ray Kroc, ngưỡng mộ sự phát triển của Mc Donald's nên đã nghiền nát bộ phim The Founder cũng như đọc đi đọc lại các cuốn sách viết về lịch sử Mc Donald's cũng như "người sáng lập" Ray Kroc. Sau đây là vài bài học kinh doanh từ bộ phim mình luôn đánh giá nằm trong top các bộ phim về kinh doanh hay nhất mọi thời đại


1.GÓC NHÌN TỪ NGƯỜI NGOÀI NGÀNH LUÔN CÓ GIÁ TRỊ ĐỘT PHÁ. Hai anh em Richard và Maurice phát minh ra cách thức vận hành của Mc Donald's, vẽ ra work-flow tuyệt hảo mô hình fast food, thiết kế nên logo Cánh Cổng Vàng - The Golden Arch nổi tiếng của Mc Donald's. Nhưng tất cả những điều đó, với họ đều rất tự nhiên. Họ hài lòng với một nhà hàng tối ưu về công suất, phục vụ cực nhanh cũng như lúc nào cũng full khách. Tuy nhiên, khi Ray Kroc đến thăm nhà hàng để bán máy đánh sữa cho anh em nhà Mc Donald's, ông nhìn thấy không chỉ một nhà hàng với logo cánh cổng vàng. Ông nhìn thấy những nhà hàng Mc Donald's trải dài khắp nước Mỹ. Điều đó khiến ông nhất quyết bỏ lại mọi thứ, nhất quyết tham gia để trở thành đối tác nhượng quyền của Mc Donald's và toàn bộ câu chuyện về sau đã trở thành lịch sử. Đôi khi, góc nhìn của những người trong ngành sẽ bị trì kéo vởi cái hộp tư duy. Với người ngoài ngành, cái hộp tư duy bị phá vỡ, từ đó tầm nhìn của một doanh nghiệp trở nên lớn hơn gấp nhiều lần.
2.HÃY ÁP DỤNG NHỮNG ĐIỀU MỚI MẺ TỪ NGÀNH HÀNG KHÁC VÀO NGÀNH HÀNG CỦA MÌNH. Anh em Mc Donald's lấy ý tưởng tối ưu work flow cho mô hình kinh doanh nhà hàng của mình từ Henry Ford, người tiên phong trong việc đưa dây chuyền máy móc vào sản xuất. Và kết quả là họ tạo ra một cỗ mấy sản xuất cực kỳ tối ưu, mạnh hơn gấp nhiều lần so với bất kỳ mô hình F&B nào từng tồn tại. Đó cũng là sự khai sinh của ngành công nghiệp với: Fast food. Khi thấy ngành hàng khách thành công và có thể custumize vào doanh nghiệp của mình, đừng ngại ngần, hãy thử áp dụng 🙂
3.GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ CỦA KHÁCH HÀNG. Chữ "ngon" rất khó định lượng do khẩu vị chung rất khó chiều được khẩu vị riêng của từng người, nhưng sự "tiện lợi" hoàn toàn có thể định lượng được. Tốc độ ra đồ của Mc Donald's rất nhanh. Nhân viên đi pa tanh để phục vụ khách hàng nhanh hơn. Một quảng cáo chiếu cảnh một cái xe cứu hỏa đi qua cửa hàng Mc Donald's và tài xế order đồ rồi đi ngang qua, nhân viên Mc lập tức làm bánh và khi chiếc xe lướt qua, chiếc bánh đã làm xong vào giao cho 2 lính cứu hỏa khác đang bám ở thang cứu hỏa cuối xe. Nhiều khách hàng cần sự tiện lợi. Mc Donald's giải quyết được điều này và đó là nên tảng của một đế chế chuỗi của hàng sau này


4.NGHĨ LỚN. Hai anh em Mc Donald's nghĩ đến vài cửa hàng bánh và hạnh phúc. Ray Kroc nghĩ đến một đế chế đồ ăn nhanh tạo thành một biểu tượng mới của nước Mỹ. “McDonald’s can be the new American church… And it ain't just open on Sundays
5.KINH DOANH QUAN TRỌNG HƠN CÁI TÔI. Ray Kroc sau khi mua lại toàn bộ Mc Donald's không đổi tên Mc Donald's thành Ray Kroc Burger, ông vẫn giữ nguyên cái tên Mc Donald's. Sau này, Howard Schulz của Startbucks cũng vậy. Thực tế ông đã rời Starbucks và lập ra chuỗi quán riêng tên là Il Giornale và từ Il Giornale, ông đã huy động được 3,5 triệu đô và sát nhập Starbucks. Và tuy rằng cái tên Il Giornale do ông nghĩ ra nhưng ông vẫn lấy tên Starbucks. Và đó là quyết định cực kỳ khôn ngoan. Dù Ray Kroc hay Howard đều là những cá tính lớn nhưng khi cần, họ luôn đặt cái tôi xuống dưới.
Bộ phim có một trường đoạn tôi thích vô cùng, đó là cảnh sau khi Ray Kroc sau khi thuyết phục anh em Richard và Maurice McDonald cho mình được độc quyền mở nhượng quyền thương hiệu McDonald’s, ông đến khoảnh đất đầu tiên ông thuê được, cúi xuống và nhặt một nắm đất lên xoa xoa trên tay và từng mảng bụi đất lả tả rơi xuống…
Đó là giây phút bước đường cùng của Ray Kroc, khi đó, ông đã thất bại với tất cả các dự án kinh doanh của mình và dồn toàn lực vào quân bài cuối cùng McDonald’s, nơi ông không phải là nhà sáng lập thực sự và ở một vai trò nửa làm thuê, nửa tự phát triển cực kỳ mong manh.
Nhưng rồi sau đó, ông đã một tay loại bỏ anh em nhà McDonald’s ra khỏi cuộc chơi và đưa McDonald’s trở thành một đế chế kinh doanh khổng lồ và là một trong những biểu tượng văn hóa của nước Mỹ. Ray Kroc đã đi vào lịch sử và được nằm trong một trong số “100 người có tầm ảnh hưởng quan trọng nhất trong thế kỷ 20” theo bình chọn của tạp chí Time danh tiếng. Có thể yêu ông, ghét ông nhưng không thể không nể nang con người đó, Ray Kroc, "The Founder" của Mc Donald's
HOÀNG TÙNG - thành viên khởi nghiệp Việt Nam

Không có nhận xét nào