6 mô hình kinh doanh tuyệt vời đáng để cân nhắc khi startup - Blog KNVN - Kho kiến thức khởi nghiệp lớn nhất Việt Nam

Header Ads

6 mô hình kinh doanh tuyệt vời đáng để cân nhắc khi startup



Mọi người thường bàn về thuật ngữ mô hình kinh doanh khi thảo luận về khởi nghiệp.


Tuy nhiên, câu hỏi đặt ra ở đây là mô hình kinh doanh là gì? Mô hình nào là hiệu quả nhất và tại sao? Làm thế nào để biết mô hình khởi nghiệp của bạn có đang đi đúng hướng hay không?


Một mô hình kinh doanh sẽ giải thích cho khách hàng biết công ty bạn kinh doanh về lĩnh vực gì, tại sao các sản phẩm của bạn lại được yêu thích hơn so với các sản phẩm của các đối thủ cạnh tranh và một công ty có thể đặt ra mục tiêu lớn đến mức nào giữa những gì khách hàng sẵn lòng trả và chi phí.





















Một mô hình kinh doanh sẽ giải thích cho khách hàng biết công ty bạn kinh doanh về lĩnh vực gì.


Gần đây, tôi đã dành ra 3 giờ đồng hồ với một số khách hàng và giám đốc điều hành từ Bắc Kinh để thảo luận về mấy câu hỏi trên: Tôi đã trình bày một vài mô hình doanh nghiệp và lợi nhuận tài chính của các kiểu mô hình đó.


Sau khi chia sẻ ý tưởng về khung mô hình kinh doanh Canvas được phát triển bởi Alexander Osterwalder nhằm giúp các nhà doanh nghiệp thiết kế một mô hình kinh doanh tối ưu, tôi đã dành 1 giờ cho các giám đốc điều hành của Trung Quốc để “vẽ” ra một ý tưởng kinh doanh mới. (Chúng tôi không sử dụng công cụ tương tác, thay vào đó chúng tôi viết các phương án lên bảng trắng và tham dự lớp học ở Trung Quốc. Tôi đã hỏi những câu hỏi sau đó với sự trợ giúp của một phiên dịch viên)


Họ đã làm việc một cách xuất sắc, đưa ra được 2 ý tưởng kinh doanh có thể trả lời 1 cách rõ ràng 3 câu hỏi phía trên.


Hãy đọc nhanh 6 mô hình kinh doanh thú vị nhất do tôi trình bày dưới đây, và những người bạn đến từ Trung Quốc đã tìm thấy tiềm năng ở trong 1 vài mô hình đó.
1. Tổ chức một cuộc đấu giá ngược


Trong đấu giá ngược, những người mua cực kỳ nhạy cảm về giá sẽ đưa ra mức giá của họ cho một dịch vụ. Nếu người bán chấp nhận mức giá này, người mua phải cam kết theo các điều khoản của người bán.


Đó là các dịch vụ mà Priceline cung cấp, những du khách nhạy cảm về giá sẵn sàng từ bỏ các tiện nghi để chỉ phải trả giá thấp nhất cho nơi ở, thuê xe và vé máy bay.


Priceline sinh lời bởi vì rất nhiều khách hàng cảm thấy họ chiến thắng với nỗ lực của họ dù đó chỉ là mức giá mà cao hơn một chút so với mức giá thấp nhất mà các nhà cung cấp của Priceline chấp nhận.


Thống kê tài chính của Priceline đã cho thấy sự tuyệt vời của mô hình kinh doanh này: doanh thu tăng trưởng 22%, lợi nhuận tăng 50% và giá cổ phiếu trung bình tăng 46% trong thập kỷ qua. Doanh thu Priceline trên mỗi nhân viên (9,500 nhân viên) là khoảng 716,000 đô, gấp khoảng sáu lần mức thu nhập trung bình của ngành công nghiệp giải trí.
2. Tổ chức đấu giá tập trung


Tập hợp tất cả người bán và người mua trên cùng một vài công cụ và ở cùng một thị trường ảo. Điều này giúp cho tất cả tiền của người bán và tiền của người mua được giữ ở một bên thứ 3 chung nhất . Tất nhiên đây là ý tưởng của eBay và nó vẫn không ngừng hoạt động vì người mua và người bán đưa ra những đánh giá rất khắt khe về nhau và việc sử dụng PayPal cung cấp mức độ bảo mật trong trường hợp mọi việc diễn ra không suôn sẻ .


Các kết quả tài chính của eBay cho thấy mô hình này có hoạt động nhưng khó để có thể trở thành một mô hình bùng nổ. Tính trung bình trong thập kỷ qua, doanh thu của công ty đã tăng 17%, lợi nhuận tăng 14%, và giá cổ phiếu chỉ tăng có 5%. Doanh thu trên mỗi nhân viên (33.500 nhân viên) là khoảng 479,000 đô, cao hơn khoảng hơn 40% so với mức doanh thu trung bình của ngành công nghiệp bán lẻ.

















Đấu giá ngược là một mô hình kinh doanh đầy tiềm năng.
3. Giảm giá để thu về một cổ phần công nghiệp và lợi nhuận về sau


Hãy nhắm đến một thị trường khổng lồ, bán sản phẩm với giá thấp nhất, giao hàng nhanh và cung cấp dịch vụ tuyệt vời. Khi công ty phát triển, mở rộng các dòng sản phẩm, đàm phám giảm giá theo khối lượng với nhà cung cấp, đầu tư công nghệ để tăng tốc thời gian phản ứng người tiêu dùng và giảm rác thải từ các hoạt động. Sau đó đưa ra mức chi phí thấp hơn cho khách hàng dưới hình thức giá thấp hơn.


Đó là mô hình kinh doanh của Amazon và nó đã làm cho công ty phát triển với tốc độ tăng trưởng hàng năm là 27% trong thập kỷ qua , đạt mức 74 tỷ đô và cổ phiếu tăng trung bình 22%/ năm. Trong khi doanh thu của Amazon là khoảng 634,000 đô cho mỗi nhân viên trên tổng số 117.300, thì tỷ suất lợi nhuận ròng lại là một con số vô vùng khiêm tốn 0,37%.
4. Thành lập một doanh nghiệp nhượng quyền thương mại hiện đại


Tìm ra cách để điều hành một cửa hàng nhà bán lẻ địa phương và hãy biến nó thành một hệ thống có thể bán được cho các doanh nghiệp trên toàn thế giới. Hãy tìm những doanh nhân đang “đói” - những người có chung tầm nhìn, bán cho họ một cuốn cẩm nang kinh doanh, đào tạo và để họ xử lý gánh nặng của việc tìm kiếm địa điểm mới và cho thuê đất.


Đây chính là ý tưởng đơn giản đã giúp Ray Kroc mở cánh cửa vào một mỏ vàng. McDonald đã có mặt tại 100 quốc gia, đạt mức tăng trưởng doanh thu 4% trong thập kỷ qua, nhưng giá cổ phiếu lại tăng 13% mỗi năm. Trong số mức doanh thu 26 tỷ đô, có tới 20% đi vào lợi nhuận ròng của công ty. Nếu tính trung bình doanh thu trên mỗi nhân viên (440.000 người) thì mỗi người được chưa đến 64.000 đô.





















Thành lập một doanh nghiệp nhượng quyền thương mại hiện đại.
5. Cung cấp một sản phẩm với giá cao nhất


Hãy tìm những khách hàng mà sự sống của họ phụ thuộc vào một sản phẩm mà không ai khác có thể cung cấp. Sau đó, bán cho họ với giá một nửa triệu đô một năm để có thể sử dụng nó.


Đó là những gì Dược phẩm Alexion đã làm. Tại Hoa Kỳ, có tới 8.000 người mắc một căn bệnh khiến hệ thống miễn dịch của họ tiêu diệt các tế bào hồng mỗi đêm. Một số những người dàn xếp với các công ty bảo hiểm hoặc chính phủ Mỹ để họ chỉ phải trả 569,000 đô/ năm để có thể dùng Soliris Alexion duy trì sự sống.


Đó là một mô hình kinh doanh tuyệt vời. Trong thập kỷ qua, chứng khoán Alexion đã tăng 2.250%/ năm và doanh thu đã tăng vọt 106%/năm lên đến 1,6 tỷ đô, với 16% đi vào lợi nhuận ròng. Doanh thu trên mỗi nhân viên (1.774 nhân viên) trung bình là hơn 874,000 đô.
6. Thiết lập trao đổi giữa người với người


Một công ty có một vài chiếc xe để trong nhà xe cả tháng trừ 3 ngày. Một số người trẻ tuổi sành điệu sống tại thành phố cần một chiếc xe 7 ngày/tuần để đi lại và làm vài việc vặt. Hãy tìm người đáng tin cậy để họ chịu trả tiền để lái những chiếc xe đó và cả hai bên sẽ cùng có lợi.


Đó là ý tưởng đằng sau mô hình kinh doanh từ người sang người. Mô hình này dường như đã rất hiệu quả đối với Airbnb. Với 600.000 căn nhà rao bán ở tại 34.000 thành phố, những người muốn liệt kê nhà cả họ sẽ trẻ 3% cho Airbnb và đối với những người thuê nhà là hơn 6% đến 12%. Với mức doanh thu đạt 250 triệu đô, gần đây Airbnb trị giá 10 tỷ đô.


Chú ý: Phần này được cập nhật để phản ánh thực tế rằng Airbnb được liệt kê trong 34.000 thành phố, chứ không phải là trong 33.000 nước.


Còn bạn thì sao? đã có ý tưởng về mô hình kinh doanh nào chưa? Comment chia sẻ nhé :D


Peter S. Cohan/ Lê Thị Nam YCS


Peter Cohan là nhà sáng lập của Peter S. Cohan & Associates, Ông là tác giả của cuốn sách


Hungry Start-up Strategy (Berrett-Koehler, 2012) và cố vấn chiến lược của trường cao đẳng Babson ở Wellesley.

Không có nhận xét nào