Thương lái có thật sự ép giá nông dân hay không? - Blog KNVN - Kho kiến thức khởi nghiệp lớn nhất Việt Nam

Header Ads

Thương lái có thật sự ép giá nông dân hay không?


Mình xin chia sẻ chính câu chuyện của mình. Vừa trong vai trò là 1 người nuôi trồng nấm, vừa là một người đi thu mua Nấm.
Mình nuôi trồng chính là nấm bào ngư Xám và bao tiêu cho một số trại. 

                
               

Mình bao giá chết 30.000/kg. Thời điểm mùa mưa, nấm ra nhiều thường thì các trại bán ra thị trường giá từ 18-30, mùa nắng thì cao hơn. 30-35, có lúc lên 40 (hiếm khi).
Giá 30.000 mình thu là giá bình quân.

Ưu điểm: Có được sự ổn định giá cả cho cả nhà trồng và cho cả phía bên mình. Lúc đó chỉ cần tối ưu chi phí vận hành: nhân công, điện nước, kho bãi, vận chuyển,… để tính bài toán lợi nhuận.

Nhược điểm: Lúc nấm rộ (mùa mưa nấm ra nhiều) thì giá mình cao hơn thị trường, nhưng đến mùa nắng thì giá lên. Lúc này mình thật sự gặp vấn đề với nhà trồng. Thường mỗi trại mình lấy cố định 50, hoặc 100kg mỗi ngày. Đều mỗi ngày. Đến mùa nắng thì thường họ không cấp đủ hàng, hoặc tìm đủ mọi lí do để thiếu hàng: nấm ko ra kịp, nắng quá, or đưa nấm rất xấu để mình nản mà lấy ít lại.

Mình có chia sẽ vấn đề này với 2 người bạn. 1 người làm thanh long và 1 người làm chuối xuất đi Nhật. Thì đúng i như vấn đề mình đang gặp phải.
Cách giải quyết của mình và bạn mình hiện tại là: cắt các mối làm ăn kiểu này, và họ lại đưa hàng ra chợ nông sản như Thủ Đức, Hóc Môn hoặc Bình Điền. Mà đã đưa hàng ra đó, chắc chắn bị ép giá. Và cái vòng lẩn quẩn lại hiện ra như mấy chục năm nay.

Mình xin chia sẽ tiếp tại sao thương lái ngoài các chợ đầu mối lại ép giá người nông dân.
1. Mỗi khi rộ hàng mới đưa ra cho họ. (chợ nông sản)
2. Nếu có lái nào trả cao hơn thì nông dân cắt và chuyển sang lái mới liền. Tất nhiên các lái này chỉ chọt chọt 1 vài hôm khan hiếm hàng thôi. Lái mới hết thu giá cao thì chuyển về lại chợ đầu mối.


Đến
đây thì các bạn đã hình dung ra nguyên nhân tại sao rồi phải không?

Như mình, một người vừa nuôi trồng vừa thu mua. Điều mình cần là sự ổn định hàng hóa để cung cấp cho các đơn vị lớn. Lời ít nhưng bền vững. Còn đối với các trại mình đã gặp phải, thì sự ổn định hàng là không có. Vì bán hàng tiền tươi là mỗi ngày nên rất khó kiểm soát được
lòng tham.

Ví dụ :

1 ngày mình thu của 1 trại là 100kg. Giá 30 tức là nhà trại thu vào 3tr. Thường vào cuối tuần và chủ nhật lượng nấm tiêu tụ sẽ lớn. Thì các thương lái khác sẵn sàng trả 35k/kg. Vậy mặc định 100kg của mình chỉ còn 50kg, 50kg còn lại cắt bán cho lái mới. Và câu trả lời mình hay
nhận được là: nay nắng nóng quá nấm không ra nổi. Lái mới chỉ cần hô giá 31-32 là coi như mình bị cắt hàng.

Khi mình gặp trường hợp này thì chắc chắn trong tâm mình sẽ đề phòng trại này, và luôn luôn tìm thêm trại khác để phòng trường hợp bị cắt hàng. Hoặc tìm cơ hội ép giá lại (mình thì ko làm như vậy, vì chả để làm gì, việc mình làm ko hết, thời gian đó mình tìm trại khác, khó nhưng sẽ có).

Quay lại với trại đó, qua khỏi ngày chay thì thương lái mới kia sẽ ko thu nữa. và nông dân lại đẩy hàng ra chợ or hàng cho mình. Mình tất nhiên sẽ ko lấy như ban đầu ngày 100kg nữa, mà chỉ còn 50kg. 50kg còn lại thì họ sẽ đưa ra chợ nông sản và ra đây thì chắc chắn bị ép giá.

Thương lái ngoài chợ đầu mối ép như thế nào?

Khi đọc xong những điều mình vừa chia sẽ ở trên, hẳn các bạn đã hình dung ra vấn đề đúng ko?

Chợ đầu mối vừa ép giá vừa thiếu nợ, giá thì sau 7 ngày mới báo. Họ ưng báo bao nhiêu báo. Ng nông dân ko có quyền lựa chọn. Mình đã từng mấy tháng trời giao hàng ra chợ đầu mối hóc Môn nên hiểu được cách làm việc ngoài đó.

Đưa ra chợ đầu mối i như kiểu cá nằm trên thớt. các sạp ngoài đó họ trả như thế nào là quyền của họ, nông dân ko có tiếng nói.

-->đây chính là hậu quả mà tự chúng ta tạo ra.

Nói đi thì cũng phải nói lại.

Cuộc sống luôn có người này người kia. Mình cũng đang làm việc với 2 trại, mỗi trại 1 ngày đi khoảng 4-5 tấn hàng (họ vừa nuôi trồng và vừa thu mua, sau đó cấp lại cho mình). Trong ngành Nấm, 4-5 tấn mỗi ngày thực sự là 1 con số rất lớn.

Vậy, tại sao họ lại làm được đều đó:

1. Giá ổn định cho mình, ổn định cho trại họ bao tiêu
2. Luôn luôn kiểm soát chất lượng tốt
3. Không bao giờ cắt bán cho mối lái lạ.
4. Trước khi mình làm việc với họ, phải xuống tận nơi nói chuyện, lấy từ 50kg 1 ngày, sau 1 tháng tăng lên 100, rồi tăng tiếp. Chứ ko hề có chuyện mới gặp đã vồn vã, bao nhiêu cũng có.
5. Tuy là nông dân thực sự, nhưng mức độ uy tín cũng như phong cách cực kì chuẩn mực.
6. Đặc biệt, những lúc khan hàng, giá lên cao, họ sẵn sàng chấp nhập đi lấy chỗ khác với giá cao hơn và giao lại cho mình. Sẵn sàng bù lỗ.

Những điều mình chia sẽ trên đây là thực tế mình đang trải qua khi bước chân vào con đường nông nghiệp. Trước đó, mình cũng như mọi người, luôn luôn có cái nhìn ko mấy thiện cảm dành cho các lái buôn.
Mình ko quơ đũa cả nắm, có nông dân này nông dân nọ, có lái buôn này lái buôn kia. Tuy nhiên, quan điểm của mình là phải chính bản thân mình làm đúng trước đã.

Làm nông không đơn giản chỉ là sản xuất ra sản phẩm, mà phải là sản phẩm chất lượng, phải tìm tòi đầu ra, đừng mong đợi nhà nước hay các hiệp hội hỗ trợ, phải chủ động vì tiền và mồ hôi nước mắt mình bỏ ra, phải thực thụ uy tín như những nhà doanh nghiệp trong các lĩnh vực khác chứ đừng bao giờ nghĩ mình chỉ là nông dân, thôi sao cũng được.

Những chia sẽ ở trên, là góc nhìn cá nhân của mình, những gì thực tế mình đã và đang gặp phải. Có thể 1 số anh chị khác có những góc nhìn khác. Nếu vậy, hãy chia sẽ cùng nhau dựa trên tinh thần tích cực.

Không có nhận xét nào