Thế nào được gọi là doanh nhân? - Blog KNVN - Kho kiến thức khởi nghiệp lớn nhất Việt Nam

Header Ads

Thế nào được gọi là doanh nhân?



Skyscraper view city leader window frame Free Photo

Hôm nay ngày Doanh Nhân Việt Nam. Chúng ta cùng tìm hiểu thế nào được gọi là doanh nhân? Doanh nhân có đặc điểm gì? Ai là doanh nhân? ... nhé.

1. Định nghĩa Doanh nhân (Entrepreneur):
Doanh nhân là người giải quyết các vấn đề cho người khác để mưu cầu lợi nhuận cho bản thân và đóng góp cho xã hội.
2. Đặc điểm:
1) Các doanh nhân xuất hiện trên các phương tiện truyền thông thường là những người đã thành đạt trong sự nghiệp của mình, điều này tạo ra một hiệu ứng tâm lý rằng: cứ được gọi là doanh nhân có nghĩa là người đó là người có nhiều tiền. Trên thực tế và theo định nghĩa thì không phải như vậy.
2) Doanh nhân là người kinh doanh, đôi khi được hiểu là những người chủ chốt trong việc quản trị, điều hành một doanh nghiệp. Đó có thể là những người đại diện cho các cổ đông, cho các chủ sở hữu (thành viên Hội đồng Thành viên, Hội đồng Quản trị, Ban Kiểm soát) hoặc trực tiếp điều hành các doanh nghiệp (thành viên Ban Giám đốc), ở các công ty lớn thì các giám đốc được thuê làm việc chuyên trách và chịu trách nhiệm từng khối cũng có thể coi là doanh nhân.
Hiểu theo nghĩa rộng thì doanh nhân là những người có vị trí trong một doanh nghiệp (1) và làm công việc quản trị trong doanh nghiệp (2).
3) Doanh nhân còn là những người có được những:
(1) năng khiếu đặc biệt về kinh doanh.
(2) kỹ năng đặc biệt về kinh doanh.
(3) các kinh nghiệm phong phú để ứng dụng trong kinh doanh.
Doanh nhân thường là người có năng lực quản lý, quản trị hơn hẳn những người khác. Doanh nhân được xem là một nghề như nhiều nghề khác trong xã hội.
4) Vai trò chính của doanh nhân là xây dựng các doanh nghiệp, vận hành, phát triển chúng để làm ra hàng hóa, dịch vụ cho xã hội, giải quyết công ăn việc làm cho người dân. Doanh nhân có mục tiêu làm ra lợi nhuận và biết đóng góp cho xã hội.
5) Theo khái niệm trước đây, doanh nhân phải là người đầu tư tiền bạc, bỏ vốn cho việc kinh doanh. Ở thời đại kinh tế mới, doanh nhân không nhất thiết bỏ tiền. Họ có thể dùng các kỹ năng, kiến thức, uy tín thương hiệu, tư liệu hoặc phương tiện sản xuất, nhân lực ... để đổi lấy tiền vốn trong kinh doanh.
3. Ai là doanh nhân?
1) Người đại diện cho các cổ đông, cho các chủ sở hữu (thành viên Hội đồng Thành viên, Hội đồng Quản trị, Ban Kiểm soát).
Các cổ đông không tham gia công việc kinh doanh không được tính là doanh nhân.
2) Người trực tiếp điều hành và chịu trách nhiệm các doanh nghiệp (thành viên Ban Giám đốc bao gồm cả các giám đốc thuê).
Các giám đốc nhà nước nếu hưởng lương cố định, đúng ngày qui định và lương không phụ thuộc kết quả kinh doanh thì không được tính là doanh nhân.
3) Những người tự mở ra các hoạt động kinh doanh như Bác Sĩ tư, Cắt tóc, làm bánh ... Cũng là doanh nhân. Khi:
(1) Có thuê người lao động. Chịu trách nhiệm với hoạt động kinh doanh, vận hành tổ chức.
(2) Làm ra sản phẩm, giải quyết vấn đề cho người khác.
(3) Có đóng góp cho xã hội (đóng thuế, giải quyết vấn đề cho xã hội, đóng góp cộng đồng...)
Những người buôn bán, mua đi bán lại, môi giới bất động sản, cổ phiếu, bảo hiểm...không hoàn toàn được xem là doanh nhân dù có nhiều tiền.
4) Người làm nông nghiệp, ngư nghiệp, lâm nghiệp cũng được xem là doanh nhân khi có tổ chức kinh doanh, làm ra sản phẩm, bán sản phẩm, đầu tư thiết bị, thuê người làm và có đóng góp cho xã hội
Ở Việt Nam có hơn 10 triệu doanh nhân nhóm này và hơn 5 triệu doanh nhân nhóm trên.
Những người giàu có, tạo ra nhiều tiền nhưng không được xem là doanh nhân khi: (1) Không giải quyết các vấn đề cho xã hội hoặc tự tạo ra vấn đề rồi giải quyết nhằm trục lợi (2) Không tạo ra công ăn việc làm, không thuê người, không lo cho người khác (3) Không đóng góp cho xã hội cộng đồng (trốn thuế, không hoạt động cộng đồng, thiện nguyện ...)
4. Sao ngày 13/10 là ngày Doanh nhân Việt Nam?
13/10/1945 (sau 1 tháng Độc Lập), Chủ Tịch Nước Hồ Chí Minh đã viết một bức thư gửi cho tầng lớp công thương. Bức thư đặt niềm tin và kêu gọi tầng lớp này tham gia xây dựng kinh tế cho tổ quốc. Sau đó, ngày này đã được chọn làm ngày Doanh nhân.
Nhân ngày 13/10. Việt xin chúc các doanh nhân và những người tương lai là doanh nhân có một ngày ý nghĩa và sống một cuộc đời doanh nhân đúng nghĩa là tạo ra lợi nhuận bằng cách giải quyết vấn đề cho người khác và đóng góp cho xã hội.
Yêu thương.
Đặng Tuấn Việt - KNVN

Không có nhận xét nào