Lạc Lối Ở Khu Người Hoa.
1. Lần đầu đến khu người hoa.
Những năm 2005, trong nỗ lực mày mò muốn tìm cái gì đó để làm, tìm hàng hóa gì đó để bán để có tiền lo chi phí mưu sinh hàng ngày, có tiền để lo việc học và tích lũy làm chuyện lớn là mở công ty sau đó, tôi mạnh dạn hỏi cậu tôi.
Cậu ơi, buôn bán thì nên học ai hả cậu? Với con muốn tìm gì đó để bán.
Cậu: ghé khu "ba tàu" (cậu tôi quen gọi vậy, chứ không xúc phạm gì cả) đi con, cái gì bên đó cũng có.
Tôi: có thiệt cái gì họ cũng bán hết hả cậu.
Cậu: chẳng những cái gì cũng có mà họ còn bán rất quy mô, làm ăn phân phối và bán sĩ thì dân "ba tàu" là trùm đó con. Bên Q5 đó.
Thế là cùng xe đạp của mình, tôi quyết định sẽ qua đó xem thử thế nào. Điều tôi không ngờ là chuyến đi đầu này tôi chưa có duyên với làm ăn bài bản ở lĩnh vực Thương Mại, nhưng chính 3 năm sau, khi phá sản công ty đầu tiên, ở tuổi 21, tôi đã quay lại chính khu này để nhập những lô hàng đầu tiên để bán và đổi đời. Thế nên cuộc đời này, hãy đi nhiều nơi khi có thể, nghe đâu có hội chợ, triễn lãm thì xin vào, tham gia các chuyến study tour như tham quan nhà máy, ...bạn sẽ tăng vốn sống và sự hiểu biết nhiều lên lúc nào không hay. Nhưng thôi, đó kể sau đi.
Tôi ghé nhà sách nhỏ gần nhà, tôi mua 1 cái bản đồ (thời đó mà có google map như giờ thì khỏe nhỉ) và đạp qua bên đó.
Nghe lời cậu chỉ là cứ hỏi chợ lớn để người ta chỉ đường cho, dò hỏi vài ông xe ôm và nhìn bản đồ, cuối cùng tôi cũng đã mò được vài khu người hoa ở Quận 5, mà đập trước mắt tôi là 1 cái chợ bự ngoài sức tưởng tượng của tôi thời bấy giờ, lúc đó tôi hiểu vì sao cậu tôi gọi là chợ lớn, vì nó lớn thật mà, haha.
Lòng vòng cả buổi sáng trong chợ và đi lòng vòng xung quanh chợ, tôi thấy gần như đây là đầu mối bao tiêu đầu ra hàng hóa cả miền nam. Những kiện hàng to khổng lồ được đóng gói vội vã liên tục để chuyên chở đến KH.
Trẻ, nhát miệng, tôi gần như chả tìm hiểu được gì trong buổi đầu tiên này, tôi sợ hỏi ghê gớm vì thấy ai cũng đang bận đóng hàng, người thì nhìn ngầu và bặm trợn, sợ họ chửi mình.
Dò hỏi vài ông bác xe ôm và một số cô bán nước vỉa hè sống ở đây, tôi biết ở khu người hoa có các chợ sĩ đầu mối hàng hóa lớn như Chợ lớn, Kim Biên, An Đông, Soái Kình Lâm, Đại Quang Minh, Tân Thành cùng hàng trăm con phố buôn bán theo nhóm hàng, tập trung từng khu kiểu buôn có bạn, bán có phường, dạng bang hội đặc trưng của người hoa. Nếu 1 người bán ly nhựa, người còn lại bán ống hút và tập trung thành 1 khu cộng sinh cùng nhau (điều mà bà con người Việt chúng ta không hề làm được).
2. Tham quan các chợ sĩ hàng hóa
Trong hơn 1 tháng ăn nằm ở khu vực người hoa này, từ từ tôi cũng quen cách buôn bán giao dịch của họ, học được cách họ buôn bán phân phối như thế nào mà khônh trường lớp nào dạy được.
Khu vực Q5 thật sự là 1 nguồn hàng hóa khổng lồ và cũng là kênh tiêu thụ hàng hóa truyền thống vô cùng tốt cho các nhà sản xuất và nhà nhập khẩu. Nhờ những kinh nghiệm đầu đời ở đây mà sau này khi tôi đi thực tập tốt nghiệp, tôi làm nhân viên bán hàng cho 1 nhà máy mì ăn liền ở Hocmon, tôi đã mở được kênh tiêu thụ và làm những hoạt động quảng bá nhãn hàng tại khu vực chợ lớn nơi đây dễ dàng hơn.
Khu vực Chợ Lớn kéo dài từ quận 5 đến quận 6. Là nơi sinh sống của phần đông người Việt gốc Hoa, được hình thành do nhu cầu trao đổi hàng hóa. Ở khu quận 5, quận 6 là khu vực có nhiều chợ đầu mối ở TP.HCM như chợ Bình Tây, chợ Soái Kình Lâm, chợ Kim Biên, chợ An Đông…Hàng hóa đa dạng với những món hàng sỉ.
Ngoài các chợ, còn có các phố như phố lồng đèn, phố đầu sư tử, phố cá cảnh, phố đồ trang trí, phố bán văn phòng phẩm, phố thuốc bắc… Đặc biệt thiệp, đồ trang trí, văn phòng phẩm… ở đây bán rất rẻ, là đầu mối cho các tiểu thương nhập hàng về bán cả online lẫn trên cửa hàng truyền thống. Tôi thực sự bị choáng hợp khi đi dạo ở đây. Hầu như tất cả các cửa hàng mặt tiền đường, người Hoa đều buôn bán cái gì đó.
Nếu bạn đi vào dịp gần trung thu vào tối, sẽ thấy cả con đường rợp lồng đèn đủ sắc màu vô cùng bắt mắt.
Tôi đến tìm hiểu chợ An Đông trước.
Đây được xem là nơi lấy sỉ quần áo chất lượng, uy tín, giá rẻ nhất tại TP.HCM và là nơi cung cấp thời trang cho các đại lý bán lẻ của khu vực phía Nam. Nguồn hàng quần áo ở Chợ An Đôngđến từ khắp nơi, chủ yếu là nguồn hàng Quảng Châu, hàng Thái Lan hay các mặt hàng đặt may từ các công ty thời trang khác tại Việt Nam. Ngoài quần áo, ở đây còn có các mặt hàng khác như các mặt hàng mỹ phẩm, quần sáo, giày dép,…và đồ lót thương hiệu như Triumph, Vera, Wacoal, Lys với giá rẻ hơn rất nhiều so với mức giá bán trong các shop.
Điều tôi mệt mỏi là sự bận rộn quá sức các tiểu thương khi họ bận đóng hàng sỉ lớn liên tục, thứ 2 là hay nói thách giá và hay tìm cách dụ người còn non mới vô nghề nhập các mặt hàng tồn của họ với câu nói "Mẫu này hot lắm". Tôi đã thiệt hại gần 2 kiện áo somi nam không đi được ở đây sau này, sau này thành vải vụn bán cân kg.
Những năm sau đó thì thịnh lên An Đông Plaza, vì mua hàng ở đây lối đi thoáng, sạch sẽ hơn và tiểu thương bán tư vấn tận tình và hàng hóa chất lượng hơn. Giá sỉ các mặt hàng ở An Đông Plaza thường dao động từ 200K đến 500K, tương đương so với hàng được bán tại một số shop quần áo thời trang hiện nay. Bù lại thì hàng hóa có chất lượng tốt, phù hợp với việc kinh doanh cho các đối tượng khách hàng có điều kiện chi trả.
Dò hỏi chính trong các tiểu thương ở đây, tôi biết đầu mối để buôn bán các mặt hàng đồ điện, phụ kiện điện thoại như ốp lưng, các mặt hàng quà lưu niệm, móc khóa... là ở chợ đầu mối Kim Biên, vì An Đông chỉ chuyên thời trang mà thôi. Thế là đành bụng sẽ đi Kim Biên nhiều ngày tới để tìm hiểu.
Chợ Kim Biên là một địa chỉ mua sắm khá quen thuộc với người dân ở TP.HCM. Khu chợ này được thành lập vào năm 1960, tọa lạc ở địa chỉ 37, Vạn Tượng, Phường 13, Quận 5, TP.HCM.
Đến khu chợ này, bạn có thể tìm thấy tất cả các mặt hàng khác nhau như những mặt hàng linh kiện, điện tử, phụ kiện, các mặt hàng thời trang, làm đẹp như mắt kính, trang sức, đồ lưu niệm... và có thể mua với mức giá khá rẻ.
Không chỉ trong chợ, dạo quanh các con phố từ Kim Biên đổ xuống Chợ Lớn (Bình Tây) có rất nhiều cửa hàng buôn bán các mặt hàng quà tặng, đồ chơi, phụ kiện, trang sức innox... đủ mọi thứ bạn cần để mở 1 shop quà lưu niệm, shop đồ chơi.
Tuy các tiểu thương họ không học về kinh tế bài bản, nhưng những kiến thức vỡ lòng về buôn bán ở chợ Kim Biên tôi học được từ họ là những bài học rất quý giá đối với tôi: mua bán dễ dàng, khỏi cần giấy tờ, chữ ký, hợp đồng... chỉ cần chữ tín, thượng tôn uy tín nhé. Bạn ra đó lấy hàng một, hai lần, trả tiền sòng phẳng là lần sau cứ việc kêu hàng thoải mái qua điện thoại, hoặc gửi một cái “toa” - giống như đơn đặt hàng, chữ viết ngoằn ngoèo sao cũng được - tiền hàng trả gối đầu, có khi đến tận cuối năm mới phải thanh toán hết, hoặc có thể lâu hơn nếu là mối quen! Nhưng quỵt họ là khỏi làm ăn với ai ở đây luôn.
Sau đó tôi đi tìm hiểu thêm các chợ đầu mối lớn ở đây như Soái Kình Lâm, chuyên về vải vóc; hay như Chợ Đại Quang Minh nằm ở Châu Văn Liêm, chuyên về phụ liệu ngành handmade. Bạn có thể dễ dàng tìm thấy cơ man nào là vòng tay, dây da, hột cườm, hoa vải, kim chỉ, ren, ruy băng,… với giá thành cực kì rẻ. Vậy nên, đây còn là địa chỉ lấy nguồn hàng nguyên liệu yêu thích của các shop bán đồ handmade ở Sài Gòn.
Cuối cùng là Chợ Lớn trong hành trình tìm hiểu của tôi cũng là ngôi chợ lớn nhất khu vực này, không gì là không có bán ở đây. Chợ hoạt động suốt từ 2 giờ sáng đến 10 giờ đêm và chuyên kinh doanh hàng sỉ với mức giá rất thấp. Khi du lịch tại Sài Gòn, nếu cần mua gì, bạn cứ đến ngay với Chợ Lớn, tất tần tật những thứ bạn cần mua đều có để phục vụ nhu cầu của bạn. Ngoài việc tham quan, mua sắm, bạn còn được tận mắt chứng kiến một cuộc sống hết sức sôi động của người Hoa tại TP. HCM.
Tôi khá shock khi có nhiều anh/chị ở đây tuy ăn bận xuồng xã thế thôi chứ là đại gia cỡ bự. Nhiều người là những nhà buôn tầm cỡ, làm đại lý độc quyền, tổng phát hành và phân phối hàng cho các đại lý nhỏ, các cơ sở kỹ nghệ, sản xuất, kinh doanh. Họ có quan hệ làm ăn buôn bán với hơn 40 nước ở khu vực và trên thế giới. Ghê chưa.
Sau này tốt nghiệp đại học, tôi hăm hở đi làm. Cầm trên tay phong bì của tháng lương đầu tiên, tôi hơi bị... sốc: số tiền này không bằng 1/10 số tiền tôi kiếm được ở một nơi ồn ào và bụi bặm như chợ Kim Biên, Bình Tây ở khu người hoa này! Phi thương bất phú, muốn giàu phải ra buôn bán quả không sai chút nào.
Sau này tôi còn biết ở đây có những chợ đặc biệt như Tân Thành hay các khu phố phụ tùng xe máy chuyên tiêu thụ xe gian nữa.
Một sinh viên, quê từ Bình Ðịnh, mang từ quê vô Sài Gòn chiếc xe gắn máy Trung Quốc bèo bọt để làm chân, anh chàng này ngày đi học, tối đi làm bồi bàn quán nhậu, để dành được tiền cứ ra chợ Tân Thành thay dần đồ phụ tùng, vậy là chẳng đầy năm anh có được chiếc xe đẹp chở bồ đi chơi, xe giấy tờ là xe Trung Quốc nhưng toàn là đồ zin xe “Dream Thái.”
3. Kinh nghiệm bỏ túi
- Bạn đang muốn lấy sỉ quần áo, giày dép hay phụ kiện thì nên lựa chọn trước những mặt hàng kinh doanh rồi mới tính đến việc lấy hàng ở đâu.
- Sau đó bạn nên lọc ra những chợ có mặt hàng mà bạn chọn. Theo kinh nghiệm của mình thì chợ An đông và Bình Tây tốt nhất, bỏ sỉ hàng đẹp, hàng cao cấp hơn. Nhưng nếu lấy hàng nhỏ lẻ và bình dân thì sang chợ Tân Bình nhé.
- Bước tiếp theo là hỏi thăm người quen nào hay lấy hàng ở chợ đó, nhờ họ hướng dẫn cách mua hàng, cách trả giá, cách thanh toán... Nếu không có người quen thì nên đi 2 người - bảo là người mới mở ra kinh doanh nhờ người ta cho giá tốt để còn làm ăn lâu dài.
- Bước quan trọng nhất là chọn hàng, phải xem xét kỹ hàng giá rẻ tại các sạp để biết được nguồn hàng.
- Bước 4 là thanh toán, vụ trả giá thì tùy cách khéo léo của mỗi người, nhưng nên nhớ mình là người đi mua sỉ, người ta bán theo lô nên không thể mua vài cái mà đòi giá sỉ, họ cho giá sỉ cũng đừng trả quá thấp mức giá họ đưa ra kẻo bị....chửi hơi bị nặng! Thậm chí đốt không lông là xui cả ngày.
4. Đặc điểm chung hàng hóa ở đây!
Điểm chung ở các đại lý tại chợ đầu mối là hàng ngợp trời, nhiều và phong phú vô cùng. Tuy nhiên không phải hàng nào, kiểu dáng nào cũng là mới, là mốt của năm nay. Nhưng những người chủ cửa hàng bao giờ cũng khẳng định đó là mẫu mới nhất, hot nhất… Không nên quá tin lời họ để mua phải hàng tồn kho hay mốt cũ bạn nhé.
Bạn cần phải tỉnh táo, vừa mới có sự nhìn thấy xét, tham khảo trên mạng, đối tượng trước đó rồi thì sẽ không bị “ngợp” nữa.
Nhớ Để ý giá cả
Tại các khu chợ đầu mối, việc nói “thách” đang quá quen thuộc, nhất là họ “nhìn mặt bắt hình dong”, nhìn thấy bạn non nớt hay dạn dày trải nghiệm để đưa ra giá cho sản phẩm. Giá hàng nội địa có khi cũng đắt hơn giá nhập từ Trung Quốc.
Lưu ý số lượng
Vì bạn nhập hàng về bán nên sẽ phải lấy số lượng nhiều hơn mua lẻ, tuy nhiên nếu mới bán hàng, bạn sẽ có tâm lý e dè, lấy ít vì sợ bán ế.
Tốt nhất nên lấy trên 10 chiếc cho mỗi mặt hàng bạn lựa chọn. nơi lấy hàng quần áo ở đây chuyên bán sỉ và họ ít khi bán dưới 10 chiếc cho mỗi mặt hàng. Bạn lấy ít cũng không sao, nhưng điều đó đồng nghĩa với việc giá hàng hóa đó cao hơn. Cũng nên lưu ý lấy số lượng đa dạng, phân đều và phù hợp giữa các mẫu mã, màu sắc khác nhau.
5. Bài học lớn về làm ăn nơi đây:
Kinh doanh giỏi, giàu có nhưng hầu hết người Hoa lại sống rất tiết kiệm và không phô trương. Nói đến tình hình làm ăn họ đều giữ bí mật, và tư tưởng làm nhỏ cho thật tốt rồi mới mở lớn, liên tục tích lũy để mở rộng nên tài chính họ rất vững mạnh.
Đi một ngày đàng, học một sàng khôn.
...................
- Tác Giả: Doanh Nhân Nguyễn Tuấn Hùng - KNVN
Những năm 2005, trong nỗ lực mày mò muốn tìm cái gì đó để làm, tìm hàng hóa gì đó để bán để có tiền lo chi phí mưu sinh hàng ngày, có tiền để lo việc học và tích lũy làm chuyện lớn là mở công ty sau đó, tôi mạnh dạn hỏi cậu tôi.
Cậu ơi, buôn bán thì nên học ai hả cậu? Với con muốn tìm gì đó để bán.
Cậu: ghé khu "ba tàu" (cậu tôi quen gọi vậy, chứ không xúc phạm gì cả) đi con, cái gì bên đó cũng có.
Tôi: có thiệt cái gì họ cũng bán hết hả cậu.
Cậu: chẳng những cái gì cũng có mà họ còn bán rất quy mô, làm ăn phân phối và bán sĩ thì dân "ba tàu" là trùm đó con. Bên Q5 đó.
Thế là cùng xe đạp của mình, tôi quyết định sẽ qua đó xem thử thế nào. Điều tôi không ngờ là chuyến đi đầu này tôi chưa có duyên với làm ăn bài bản ở lĩnh vực Thương Mại, nhưng chính 3 năm sau, khi phá sản công ty đầu tiên, ở tuổi 21, tôi đã quay lại chính khu này để nhập những lô hàng đầu tiên để bán và đổi đời. Thế nên cuộc đời này, hãy đi nhiều nơi khi có thể, nghe đâu có hội chợ, triễn lãm thì xin vào, tham gia các chuyến study tour như tham quan nhà máy, ...bạn sẽ tăng vốn sống và sự hiểu biết nhiều lên lúc nào không hay. Nhưng thôi, đó kể sau đi.
Tôi ghé nhà sách nhỏ gần nhà, tôi mua 1 cái bản đồ (thời đó mà có google map như giờ thì khỏe nhỉ) và đạp qua bên đó.
Nghe lời cậu chỉ là cứ hỏi chợ lớn để người ta chỉ đường cho, dò hỏi vài ông xe ôm và nhìn bản đồ, cuối cùng tôi cũng đã mò được vài khu người hoa ở Quận 5, mà đập trước mắt tôi là 1 cái chợ bự ngoài sức tưởng tượng của tôi thời bấy giờ, lúc đó tôi hiểu vì sao cậu tôi gọi là chợ lớn, vì nó lớn thật mà, haha.
Lòng vòng cả buổi sáng trong chợ và đi lòng vòng xung quanh chợ, tôi thấy gần như đây là đầu mối bao tiêu đầu ra hàng hóa cả miền nam. Những kiện hàng to khổng lồ được đóng gói vội vã liên tục để chuyên chở đến KH.
Trẻ, nhát miệng, tôi gần như chả tìm hiểu được gì trong buổi đầu tiên này, tôi sợ hỏi ghê gớm vì thấy ai cũng đang bận đóng hàng, người thì nhìn ngầu và bặm trợn, sợ họ chửi mình.
Dò hỏi vài ông bác xe ôm và một số cô bán nước vỉa hè sống ở đây, tôi biết ở khu người hoa có các chợ sĩ đầu mối hàng hóa lớn như Chợ lớn, Kim Biên, An Đông, Soái Kình Lâm, Đại Quang Minh, Tân Thành cùng hàng trăm con phố buôn bán theo nhóm hàng, tập trung từng khu kiểu buôn có bạn, bán có phường, dạng bang hội đặc trưng của người hoa. Nếu 1 người bán ly nhựa, người còn lại bán ống hút và tập trung thành 1 khu cộng sinh cùng nhau (điều mà bà con người Việt chúng ta không hề làm được).
2. Tham quan các chợ sĩ hàng hóa
Trong hơn 1 tháng ăn nằm ở khu vực người hoa này, từ từ tôi cũng quen cách buôn bán giao dịch của họ, học được cách họ buôn bán phân phối như thế nào mà khônh trường lớp nào dạy được.
Khu vực Q5 thật sự là 1 nguồn hàng hóa khổng lồ và cũng là kênh tiêu thụ hàng hóa truyền thống vô cùng tốt cho các nhà sản xuất và nhà nhập khẩu. Nhờ những kinh nghiệm đầu đời ở đây mà sau này khi tôi đi thực tập tốt nghiệp, tôi làm nhân viên bán hàng cho 1 nhà máy mì ăn liền ở Hocmon, tôi đã mở được kênh tiêu thụ và làm những hoạt động quảng bá nhãn hàng tại khu vực chợ lớn nơi đây dễ dàng hơn.
Khu vực Chợ Lớn kéo dài từ quận 5 đến quận 6. Là nơi sinh sống của phần đông người Việt gốc Hoa, được hình thành do nhu cầu trao đổi hàng hóa. Ở khu quận 5, quận 6 là khu vực có nhiều chợ đầu mối ở TP.HCM như chợ Bình Tây, chợ Soái Kình Lâm, chợ Kim Biên, chợ An Đông…Hàng hóa đa dạng với những món hàng sỉ.
Ngoài các chợ, còn có các phố như phố lồng đèn, phố đầu sư tử, phố cá cảnh, phố đồ trang trí, phố bán văn phòng phẩm, phố thuốc bắc… Đặc biệt thiệp, đồ trang trí, văn phòng phẩm… ở đây bán rất rẻ, là đầu mối cho các tiểu thương nhập hàng về bán cả online lẫn trên cửa hàng truyền thống. Tôi thực sự bị choáng hợp khi đi dạo ở đây. Hầu như tất cả các cửa hàng mặt tiền đường, người Hoa đều buôn bán cái gì đó.
Nếu bạn đi vào dịp gần trung thu vào tối, sẽ thấy cả con đường rợp lồng đèn đủ sắc màu vô cùng bắt mắt.
Tôi đến tìm hiểu chợ An Đông trước.
Đây được xem là nơi lấy sỉ quần áo chất lượng, uy tín, giá rẻ nhất tại TP.HCM và là nơi cung cấp thời trang cho các đại lý bán lẻ của khu vực phía Nam. Nguồn hàng quần áo ở Chợ An Đôngđến từ khắp nơi, chủ yếu là nguồn hàng Quảng Châu, hàng Thái Lan hay các mặt hàng đặt may từ các công ty thời trang khác tại Việt Nam. Ngoài quần áo, ở đây còn có các mặt hàng khác như các mặt hàng mỹ phẩm, quần sáo, giày dép,…và đồ lót thương hiệu như Triumph, Vera, Wacoal, Lys với giá rẻ hơn rất nhiều so với mức giá bán trong các shop.
Điều tôi mệt mỏi là sự bận rộn quá sức các tiểu thương khi họ bận đóng hàng sỉ lớn liên tục, thứ 2 là hay nói thách giá và hay tìm cách dụ người còn non mới vô nghề nhập các mặt hàng tồn của họ với câu nói "Mẫu này hot lắm". Tôi đã thiệt hại gần 2 kiện áo somi nam không đi được ở đây sau này, sau này thành vải vụn bán cân kg.
Những năm sau đó thì thịnh lên An Đông Plaza, vì mua hàng ở đây lối đi thoáng, sạch sẽ hơn và tiểu thương bán tư vấn tận tình và hàng hóa chất lượng hơn. Giá sỉ các mặt hàng ở An Đông Plaza thường dao động từ 200K đến 500K, tương đương so với hàng được bán tại một số shop quần áo thời trang hiện nay. Bù lại thì hàng hóa có chất lượng tốt, phù hợp với việc kinh doanh cho các đối tượng khách hàng có điều kiện chi trả.
Dò hỏi chính trong các tiểu thương ở đây, tôi biết đầu mối để buôn bán các mặt hàng đồ điện, phụ kiện điện thoại như ốp lưng, các mặt hàng quà lưu niệm, móc khóa... là ở chợ đầu mối Kim Biên, vì An Đông chỉ chuyên thời trang mà thôi. Thế là đành bụng sẽ đi Kim Biên nhiều ngày tới để tìm hiểu.
Chợ Kim Biên là một địa chỉ mua sắm khá quen thuộc với người dân ở TP.HCM. Khu chợ này được thành lập vào năm 1960, tọa lạc ở địa chỉ 37, Vạn Tượng, Phường 13, Quận 5, TP.HCM.
Đến khu chợ này, bạn có thể tìm thấy tất cả các mặt hàng khác nhau như những mặt hàng linh kiện, điện tử, phụ kiện, các mặt hàng thời trang, làm đẹp như mắt kính, trang sức, đồ lưu niệm... và có thể mua với mức giá khá rẻ.
Không chỉ trong chợ, dạo quanh các con phố từ Kim Biên đổ xuống Chợ Lớn (Bình Tây) có rất nhiều cửa hàng buôn bán các mặt hàng quà tặng, đồ chơi, phụ kiện, trang sức innox... đủ mọi thứ bạn cần để mở 1 shop quà lưu niệm, shop đồ chơi.
Tuy các tiểu thương họ không học về kinh tế bài bản, nhưng những kiến thức vỡ lòng về buôn bán ở chợ Kim Biên tôi học được từ họ là những bài học rất quý giá đối với tôi: mua bán dễ dàng, khỏi cần giấy tờ, chữ ký, hợp đồng... chỉ cần chữ tín, thượng tôn uy tín nhé. Bạn ra đó lấy hàng một, hai lần, trả tiền sòng phẳng là lần sau cứ việc kêu hàng thoải mái qua điện thoại, hoặc gửi một cái “toa” - giống như đơn đặt hàng, chữ viết ngoằn ngoèo sao cũng được - tiền hàng trả gối đầu, có khi đến tận cuối năm mới phải thanh toán hết, hoặc có thể lâu hơn nếu là mối quen! Nhưng quỵt họ là khỏi làm ăn với ai ở đây luôn.
Sau đó tôi đi tìm hiểu thêm các chợ đầu mối lớn ở đây như Soái Kình Lâm, chuyên về vải vóc; hay như Chợ Đại Quang Minh nằm ở Châu Văn Liêm, chuyên về phụ liệu ngành handmade. Bạn có thể dễ dàng tìm thấy cơ man nào là vòng tay, dây da, hột cườm, hoa vải, kim chỉ, ren, ruy băng,… với giá thành cực kì rẻ. Vậy nên, đây còn là địa chỉ lấy nguồn hàng nguyên liệu yêu thích của các shop bán đồ handmade ở Sài Gòn.
Cuối cùng là Chợ Lớn trong hành trình tìm hiểu của tôi cũng là ngôi chợ lớn nhất khu vực này, không gì là không có bán ở đây. Chợ hoạt động suốt từ 2 giờ sáng đến 10 giờ đêm và chuyên kinh doanh hàng sỉ với mức giá rất thấp. Khi du lịch tại Sài Gòn, nếu cần mua gì, bạn cứ đến ngay với Chợ Lớn, tất tần tật những thứ bạn cần mua đều có để phục vụ nhu cầu của bạn. Ngoài việc tham quan, mua sắm, bạn còn được tận mắt chứng kiến một cuộc sống hết sức sôi động của người Hoa tại TP. HCM.
Tôi khá shock khi có nhiều anh/chị ở đây tuy ăn bận xuồng xã thế thôi chứ là đại gia cỡ bự. Nhiều người là những nhà buôn tầm cỡ, làm đại lý độc quyền, tổng phát hành và phân phối hàng cho các đại lý nhỏ, các cơ sở kỹ nghệ, sản xuất, kinh doanh. Họ có quan hệ làm ăn buôn bán với hơn 40 nước ở khu vực và trên thế giới. Ghê chưa.
Sau này tốt nghiệp đại học, tôi hăm hở đi làm. Cầm trên tay phong bì của tháng lương đầu tiên, tôi hơi bị... sốc: số tiền này không bằng 1/10 số tiền tôi kiếm được ở một nơi ồn ào và bụi bặm như chợ Kim Biên, Bình Tây ở khu người hoa này! Phi thương bất phú, muốn giàu phải ra buôn bán quả không sai chút nào.
Sau này tôi còn biết ở đây có những chợ đặc biệt như Tân Thành hay các khu phố phụ tùng xe máy chuyên tiêu thụ xe gian nữa.
Một sinh viên, quê từ Bình Ðịnh, mang từ quê vô Sài Gòn chiếc xe gắn máy Trung Quốc bèo bọt để làm chân, anh chàng này ngày đi học, tối đi làm bồi bàn quán nhậu, để dành được tiền cứ ra chợ Tân Thành thay dần đồ phụ tùng, vậy là chẳng đầy năm anh có được chiếc xe đẹp chở bồ đi chơi, xe giấy tờ là xe Trung Quốc nhưng toàn là đồ zin xe “Dream Thái.”
3. Kinh nghiệm bỏ túi
- Bạn đang muốn lấy sỉ quần áo, giày dép hay phụ kiện thì nên lựa chọn trước những mặt hàng kinh doanh rồi mới tính đến việc lấy hàng ở đâu.
- Sau đó bạn nên lọc ra những chợ có mặt hàng mà bạn chọn. Theo kinh nghiệm của mình thì chợ An đông và Bình Tây tốt nhất, bỏ sỉ hàng đẹp, hàng cao cấp hơn. Nhưng nếu lấy hàng nhỏ lẻ và bình dân thì sang chợ Tân Bình nhé.
- Bước tiếp theo là hỏi thăm người quen nào hay lấy hàng ở chợ đó, nhờ họ hướng dẫn cách mua hàng, cách trả giá, cách thanh toán... Nếu không có người quen thì nên đi 2 người - bảo là người mới mở ra kinh doanh nhờ người ta cho giá tốt để còn làm ăn lâu dài.
- Bước quan trọng nhất là chọn hàng, phải xem xét kỹ hàng giá rẻ tại các sạp để biết được nguồn hàng.
- Bước 4 là thanh toán, vụ trả giá thì tùy cách khéo léo của mỗi người, nhưng nên nhớ mình là người đi mua sỉ, người ta bán theo lô nên không thể mua vài cái mà đòi giá sỉ, họ cho giá sỉ cũng đừng trả quá thấp mức giá họ đưa ra kẻo bị....chửi hơi bị nặng! Thậm chí đốt không lông là xui cả ngày.
4. Đặc điểm chung hàng hóa ở đây!
Điểm chung ở các đại lý tại chợ đầu mối là hàng ngợp trời, nhiều và phong phú vô cùng. Tuy nhiên không phải hàng nào, kiểu dáng nào cũng là mới, là mốt của năm nay. Nhưng những người chủ cửa hàng bao giờ cũng khẳng định đó là mẫu mới nhất, hot nhất… Không nên quá tin lời họ để mua phải hàng tồn kho hay mốt cũ bạn nhé.
Bạn cần phải tỉnh táo, vừa mới có sự nhìn thấy xét, tham khảo trên mạng, đối tượng trước đó rồi thì sẽ không bị “ngợp” nữa.
Nhớ Để ý giá cả
Tại các khu chợ đầu mối, việc nói “thách” đang quá quen thuộc, nhất là họ “nhìn mặt bắt hình dong”, nhìn thấy bạn non nớt hay dạn dày trải nghiệm để đưa ra giá cho sản phẩm. Giá hàng nội địa có khi cũng đắt hơn giá nhập từ Trung Quốc.
Lưu ý số lượng
Vì bạn nhập hàng về bán nên sẽ phải lấy số lượng nhiều hơn mua lẻ, tuy nhiên nếu mới bán hàng, bạn sẽ có tâm lý e dè, lấy ít vì sợ bán ế.
Tốt nhất nên lấy trên 10 chiếc cho mỗi mặt hàng bạn lựa chọn. nơi lấy hàng quần áo ở đây chuyên bán sỉ và họ ít khi bán dưới 10 chiếc cho mỗi mặt hàng. Bạn lấy ít cũng không sao, nhưng điều đó đồng nghĩa với việc giá hàng hóa đó cao hơn. Cũng nên lưu ý lấy số lượng đa dạng, phân đều và phù hợp giữa các mẫu mã, màu sắc khác nhau.
5. Bài học lớn về làm ăn nơi đây:
Kinh doanh giỏi, giàu có nhưng hầu hết người Hoa lại sống rất tiết kiệm và không phô trương. Nói đến tình hình làm ăn họ đều giữ bí mật, và tư tưởng làm nhỏ cho thật tốt rồi mới mở lớn, liên tục tích lũy để mở rộng nên tài chính họ rất vững mạnh.
Đi một ngày đàng, học một sàng khôn.
...................
- Tác Giả: Doanh Nhân Nguyễn Tuấn Hùng - KNVN
...................
Post a Comment