Xây dựng đội ngũ Co-founder bằng lời dạy cổ nhân (Phần 1) - Blog KNVN - Kho kiến thức khởi nghiệp lớn nhất Việt Nam

Header Ads

Xây dựng đội ngũ Co-founder bằng lời dạy cổ nhân (Phần 1)











Đôi khi ý tưởng kinh doanh hay tiềm năng lợi nhuận của một mô hình kinh doanh sẽ không khiến các Shark xuống tiền đầu tư, mà nó đến từ đội ngũ Co-founder. Một ý tưởng hay sẽ không thành công nếu như những người sáng lập không đoàn kết, không bảo vệ và hỗ trợ nhau mọi lúc mọi nơi và đặc biệt khi mỗi người đều hướng quá nhiều đến mục đích cá nhân mà quên đi mục tiêu của cả tổ chức.
Thấu hiểu điều đó, qua nhiều năm xây dựng đội ngũ kinh doanh, khởi nghiệp từ khi còn là sinh viên năm 3 của trường Đại học Xây dựng tôi đã áp dụng nhiều phương pháp nhằm gắn kết đội ngũ, để anh em hiểu nhau, đồng hành và gắn bó với nhau trên con đường lập nghiệp. Sau tất cả hơn 7 năm làm kinh doanh và 3 năm chính thức khởi nghiệp, có lẽ tài sản lớn nhất mà tôi có được chính là những người đồng đội sẵn sàng ủng hộ, hỗ trợ và chiến đấu cùng mình, ngay cả khi họ đã có những con đường khác. Nhìn nhận lại tôi đúc rút lại vài điều từ cổ nhân dạy về việc xây dựng đội ngũ Co-Founder
Chương I: Về việc xây dựng nhiệm vụ và quyền hạn thành viên trong nhóm:
Một trong những sai lầm nhất của đội nhóm khởi nghiệp đó là mọi người không phân vai nhiệm vụ, quyền hạn của từng thành viên. Sợ nhất là mọi người “hiểu ngầm” vai trò của mình dẫn đến dẫm chân nhau, bất đồng ý kiến và công việc không trôi. Khi có việc thì ai cũng làm, có việc thì chẳng ai chịu làm. Giống như ra sân bóng vậy, bạn phải biết rõ bạn đá vị trí gì, nhiệm vụ của bạn ra sao và toàn tâm toàn ý thực hiện nó? Tiền đạo là phải ghi bàn, hậu vệ là phải truy cản đối phương tung cú sút.
Một cái sai nữa thường thấy của ekip co-founder là không phân biệt rạch ròi giữa : Người vận hành và người góp vốn trong ekip khởi nghiệp. Thường thì mọi người không phân biệt rạch ròi dẫn đến sự ganh tỵ việc ai làm ít ai làm nhiều. Có người chỉ muốn góp tiền, có người không có tiền thì muốn góp sức, có người thì cả hai.
Để giải quyết vấn đề này thì khi khởi nghiệp một mô hình thì tôi sẽ cùng anh em ngồi làm các việc sau:
Xác định cổ đông và cổ phần từng người (dựa vào số tiền góp hoặc tài sản quy đổi thành tiền hoặc một sự thỏa thuận nào đó) => Quan trọng nhất có không phải hợp lý hay không mà quan trọng tất cả mọi người có đồng thuận hay không?
Thống nhất tư tưởng và mục tiêu kinh doanh và luật lệ chung của BOD.
=> Đã xong phần của cổ đông, chuyển sang phần vận hành. Hai phần này phải được tách biệt rõ ràng với nhau.
Xác định vai trò, nhiệm vụ của từng Co-founder (ai làm CEO, ai làm nhân sự, tài chính, ai làm kinh doanh…? Nhiệm vụ của từng người là gì? Quyền hạn ra sao? Để tránh trường hợp dẫn chân lên nhau, một việc xảy ra thì nhân viên không biết hỏi ai, hoặc không biết nghe ai)
Sau đó ae làm một biên bản tổng kết trong đó có đầy đủ phần cổ đông và phần vận hành để các thành viên ký xác nhận và từ sau => việc ai người đó làm, khi cần thì brainstorming với nhau chứ tuyệt đối không thay người kia hoặc dùng quyền của người kia làm việc.
Chương 2: Về việc xây dựng gắn kết, thấu hiểu nhau
Đến đây bạn thắc mắc vì chưa thấy “lời dạy cổ nhân” ở đâu phải không? Ở phần này, tôi sẽ chia sẻ những phương pháp mà bản thân tôi đã áp dụng cho đội nhóm của mình:
1/ Xây dựng ba báu vật kinh doanh cùng nhau (Thầy - Sách - Đồng đội)
03 yếu tố này quyết định đến việc: Tư duy có đồng nhất không? Triết lý kinh doanh? Mục tiêu kinh doanh của thành viên có tương đồng không?
Tôi cùng với những anh em thường cùng nhau đi học một khóa học, cùng nhau chất vấn, trao đổi những người thầy (thầy về triết học, kinh doanh,nhân sự hoặc một chuyên môn nào đó mà cả team trăn trở).
Rồi có những quyển sách là gối đầu giường mà cả team cùng đọc, ví dụ team của tôi thời còn sinh viên là quyển sách Từ tốt đến vĩ đại của Jim Collins. Anh em luôn có những “ngôn từ” chung, “tín hiệu” chung. Rồi khi đánh giá tính cách của ai đó chúng tôi dùng chung phương tiện MBTI để nhìn nhận. Còn bây giờ chúng tôi lại dùng DISC và nhân tướng học nhiều hơn. Chúng tôi liên tục cùng nhau học chung một người thầy nào đó, đọc chung sách và dùng chung các phương tiện để có những tư duy chung, ngôn ngữ chung.
Ai đó thấy cái gì hay và muốn thay đổi thì lập tức chia sẻ ngay, tôi nhấn mạnh là chia sẻ ngay cho đồng đội, nếu không bạn sẽ tách mình ra khỏi nhóm ngay cả khi bạn tốt thực sự vì những người còn lại không thể hiểu bạn. Từ key ở đây là “Hãy chia sẻ”.
Gần đây, ekip co-founder của tôi cùng nhau đọc các đầu sách của Inamori Kazuo, nguyên chủ tịch của Japan Airline, điển hình là quyển sách: Con đường đi đến thành công bằng sự tử tế với triết lý :”Kính thiên - Ái nhân” để đồng nhất về tư duy và triết lý kinh doanh. Hay một đầu sách rất tâm đắc mà ekip của tôi đã nghiên cứu đó là tác phẩm :”Đường xưa mây trắng” để phác họa cuộc đời đầy hùng tráng của Đức Phật Gotama, một nhân vật có sự đóng góp rất lớn cho nhân loại.
Việc xây dựng Ba báu vật này với bản thân chúng tôi là điều tối quan trọng trong việc đồng nhất tư duy, ngôn ngữ và mục tiêu kinh doanh của tất cả ekip.
2 Áp dụng Tứ nhiếp pháp để chinh phục nhân tâm
2.1. Bố thí: Bố - công bố, minh bạch, thí - cho đi: Cho đi một cách minh bạch, rõ ràng, hạnh phúc. Liên tục cho đi và sẵn sàng cho đi một cách vui vẻ. Cho đi với một tâm thế, cho đi để hạnh phúc chứ không phải cho đi để nhận lại. Một miếng khoai bẻ nửa, đó là cách chúng tôi đã làm với nhau khi thành lập công ty đầu tiên, anh em đều hết tiền...ăn. Tôi vẫn nhớ, mỗi lần từ quê lên có gà, có trứng, có hoa quả mẹ cho, tôi đều mang lên công ty cùng ăn với anh em. Và những anh em khác cũng vậy. Hay những lúc khó khăn về tài chính khi khởi nghiệp, anh em sẵn sàng hỗ trợ nhau mà không tính toán thiệt hơn. Thậm chí, một người anh em của tôi đã dành những đồng tiền cuối cùng để sắm một đôi giày để đi gặp khách hàng cho sang trọng, nhưng cuối cùng sau khi mua vài ngày thì nó biến đi đâu mất và chúng tôi sẵn sàng lấy đôi giày đẹp nhất mình đang đi để đồng đội của mình dùng.
Bố thí nó đơn giản như vậy thôi chứ đừng nghĩ nó to tát, lớn lao, phi thực tế quá.
2.2. Ái ngữ: Ái là yêu thương, ngữ là lời nói. Tức là văn hóa chia sẻ, tương tác với nhau thì xuất phát từ tâm ý yêu thương, vì người khác và vì văn hóa chung, chứ không phải dựa vào quyền lợi cá nhân, cảm xúc cá nhân.
Chúng ta hầu hết đã đọc “Đắc nhân tâm”, đó cũng là ái ngữ. Trên hết là sự chân thành. Ở công ty GDT của tôi hiện tại, mọi người thường chia sẻ thật lòng và chân thành với nhau những suy nghĩ của mình về công việc và cuộc sống. Nếu như ai đó đang bị cảm xúc chi phối thì người đó sẽ quay lại với hơi thở để ổn định lại cảm xúc trong khoảng 10-30 giây, sau đó lại tiếp tục tương tác với mọi người. Điều này tránh khỏi những câu chuyện toàn màu sắc của cảm xúc cá nhân.
2.3: Lợi hành: Lợi là có lợi ích, hành là hành động. Đó là sự giúp đỡ, hỗ trợ nhau trong mọi lúc khó khăn, nhưng trên đó là một tinh thần sẵn sàng hỗ trợ. Ví dụ đơn giản, ở công ty của tôi, mỗi người đều có ngày trực nhật trong một tháng (cả giám đốc cũng phải làm), nếu ngày đó không phải của mình, nhưng mình thấy đồng nghiệp quên chưa đóng cửa, quên chưa đổ rác hay rửa chén thì mình sẵn sàng hỗ trợ làm thay. Chưa kể các công việc riêng của mỗi bộ phận, nếu cần các bộ phận khác đóng góp ý kiến thì chúng tôi đều tổ chức buổi họp nhỏ (như cafe) sau giờ làm để mọi người tư vấn và động viên người gặp khó.
2.4 Đồng sự: Đồng là đồng hành, sự là sự việc, sự nghiệp nào đó.
Ở GDT, các trưởng bộ phận chúng tôi cam kết đi làm sớm hơn quy định 30 phút để thiền và đọc sách. Và có quy định, nếu thành viên nào đi muộn 1 phút thì những người còn lại hôm sau sẽ phải đi sớm 1 tiếng để rèn luyện, điều đó bắt buộc chúng tôi phải hỗ trợ nhau để đi đúng giờ. Và mọi người cam kết hỗ trợ nhau làm việc này. Đồng sự đơn giản là tất cả team sẵn sàng đồng hành từ việc đúng, đến việc sai của đồng đội qua đó đạt được mục đích là sự tiến bộ của thành viên.
Thêm một việc nữa, tôi nhớ lại khi còn là sinh viên và hoạt động ở CLB, lúc đó tôi làm chủ nhiệm, chúng tôi hay có các hoạt động về khá muộn tầm 23h. Lúc đó thương hết xe bus và chúng tôi đều ở lại cho đến khi đảm bảo tất cả thành viên có phương tiện về thì mọi người mới ra về.
Đồng sự nó là một sự cam kết đồng hành cùng đồng đội trong một việc nào đó, không bỏ rơi họ, không vụ lợi cá nhân.
Tôi còn nhớ, hai năm trước, chúng tôi thuê một căn phòng nhỏ làm trụ sở, vào những ngày hè nóng nhất của năm 2017, vâng, điều hòa hỏng, quạt không có và chúng tôi còn không có đủ tiền mua một cái quạt mới, vì một số dòng tiền chưa về. Anh em ngồi làm việc trong tình trạng mồ hôi ướt như tắm, chúng tôi thèm cái mát đến mức mỗi lần đi ngang qua phòng bên cạnh có điều hòa đều dừng lại vài giây cho mát. Và trong tình cảnh đó, anh em vẫn ở với nhau, chiến đấu với nhau, không kêu ca, bỏ cuộc. Vì có đồng đội mình ở đó, có thế nào mình vẫn phải chiến đấu.
-------------
P/s: Trong phần 2 tôi sẽ trình bày về 06 phương pháp xây dựng đội nhóm vững mạnh.
Đỗ Quang Minh - Co-founder GDT Media

1 nhận xét:

  1. Lời dạy của cổ nhân: Vay tiền cần nhẫn, trả tiền cần dứt khoát - Minh Chân Tướng
    Dù xã hội có thay đổi nhanh đến đâu thì có rất nhiều điều vẫn sẽ không thay đổi. Một số những lời dạy của cổ nhân vẫn còn nguyên giá trị sâu sắc tới nay, khi chúng ta đọc kỹ lại thì câu nào cũng vô cùng đáng trân quý.

    Mười câu nói dưới đây được người xưa lưu truyền vẫn truyền cảm hứng sâu sắc cho con người trong xã hội hiện đại.

    Xem thêm tại: Lời dạy cổ nhân

    Trả lờiXóa