ĐỪNG GOM TẤT CẢ TÀI CHÍNH GIA ĐÌNH, TÀI CHÍNH KINH DOANH, TÀI CHÍNH ĐẦU TƯ LÀM MỘT
ĐỪNG GOM TẤT CẢ TÀI CHÍNH GIA ĐÌNH, TÀI CHÍNH KINH DOANH, TÀI CHÍNH ĐẦU TƯ LÀM MỘT – Bài học xương máu.
- Trải qua những giai đoạn phát triển công việc của bản thân ( làm công, làm tư, đầu tư) và nhìn thấy sự thật ở 1 số bạn bè, tôi nhận ra rằng hầu hết mọi người thất bại bởi 1 lý do lớn đó là phân bổ nguồn vốn ( phân bổ tài chính). Gom chúng là 1 rồi tất cả cùng ra đường.
Câu chuyện bạn thân tôi: Hai vợ chồng nghỉ việc làm công ăn lương để ra mở quán trà sữa. Vốn có sẵn 100 triệu, vay 300 triệu. Chơi tất tay và không hề phân bổ, chắc nhiều người như vậy.
- Quán đã đi vào hoạt động khoảng 5 tháng, doanh thu khá ổn đã thu hồi được vốn. Tuy nhiên khi mới mở quán thì ở đó có khoảng 2 đối thủ cạnh tranh cùng khu vực, nhưng đến hiện tại thì có 7-8 đối thủ mở mới và cạnh tranh. Bài toán đặt ra là phải tái đầu tư vào quán để thu hút khách (đầu tư thêm nguyên liệu, đa dạng đồ uống, thêm đồ ăn nhẹ, đầu tư thêm dụng cụ, máy móc, bếp, đầu tư giao diện quán, quạt, điều hòa …..) Cuối cùng trên sổ sách sau 5 tháng hoạt động lãi hòa vốn ban đầu, tuy nhiên tái đầu tư lại quán cũng hết chỗ đó.
Kết quả: Vợ sắp đẻ, lo tiền vợ đẻ, tiền nuôi con, 2 tháng nay chưa trả lãi ngân hàng, tiền lương nhân viên …. Bắt đầu rơi vào khó khăn.
Kết luận: Không phân biệt rõ ràng tài chính gia đình và tài chính kinh doanh, cuối cùng nồi cơm gia đình cũng khó lo được. Việc kinh doanh bết bát dẫn tới gia đình vợ con cũng liên lụy theo.
Bài học:
- Trước khi bắt tay vào 1 thương vụ hãy làm nhiệm vụ đầu tiên đó là phân bổ nguồn vốn (đây là bí mật thành công của các tỷ phú đấy ạ, việc đầu tiên khi đầu tư đó là phân bổ vốn chứ không phải chọn sản phẩm hay thời điểm ra vào thị trường). Hãy đóng băng 1 khoản lại đủ để gia đình tồn tại tối thiểu ít nhất 6 tháng để còn có thời gian làm lại nếu có rủi ro xảy ra. Đừng nghĩ là tất tay vào kinh doanh, rồi tưởng tượng nó thành công thì quay trở lại lo nồi cơm nhà mình, tưởng tượng rằng khi đó sẽ được ăn món ngon, đi du lịch những nơi thích đi.
- Cần rạch ròi giữa tài chính gia đình, tài chính kinh doanh, tài chính đầu tư. Đừng mang tất cả tài sản gia đình đang có đi đánh 1 canh bạc, chết thì chết 1 mình thôi, đừng lôi tất cả gia đình lên thuyền ra khơi đánh cá.
- Phối hợp nhịp nhàng tài chính gia đình, tài chính kinh doanh, tài chính đầu tư để có 1 cơ thể tài chính khỏe mạnh.
- Không nên dùng đòn bẩy tài chính quá nhiều khi chưa biết khả năng kinh doanh của mình đến đâu và khi chưa có khoản dự phòng rủi ro
“KIẾM TIỀN CÓ THỂ GIÚP BẠN TRỞ LÊN GIÀU CÓ TUY NHIÊN BIẾT VẬN HÀNH TIỀN SẼ GIÚP BẠN ĐẠT TỰ DO TÀI CHÍNH”
Có ai nhận thấy mình trong đó không ạ?
---------------------------------
Tác giả : Vũ Liên - KNVN
Post a Comment