8 BÍ QUYẾT TÀI CHÍNH CHO CÔNG TY KHỞI NGHIỆP - Blog KNVN - Kho kiến thức khởi nghiệp lớn nhất Việt Nam

Header Ads

8 BÍ QUYẾT TÀI CHÍNH CHO CÔNG TY KHỞI NGHIỆP







8 BÍ QUYẾT TÀI CHÍNH CHO CÔNG TY KHỞI NGHIỆP


Không cần phải là chuyên gia pháp lý hay tài chính, mà lời khuyên từ chính một người đã bắt tay xây dựng doanh nghiệp mới là điều bạn cần nghe.

Nếu bạn đang nghĩ đến việc khởi nghiệp, dưới đây là 8 bí quyết để bạn có tránh những sai lầm tài chính phổ biến mà các doanh nhân gặp phải khi bắt đầu kinh doanh.











1. Quản lý dòng tiền là điều then chốt

Hầu hết các công ty khởi nghiệp thất bại vì nhiều lý do khác nhau, nhưng có một lý do phổ biến hơn nhiều so với những cái khác - hết tiền. Nếu không muốn điều này xảy ra, bạn cần biết mỗi đồng tiền của mình đến từ đâu và sẽ đi về đâu.

Nếu bạn không nắm chắc dòng tiền của mình, bạn sẽ đặt doanh nghiệp của mình vào một vị trí rất nguy hiểm. Không quan trọng ý tưởng của bạn tốt đến đâu, không có tiền thì bạn cũng chỉ đâm đầu vào ngõ cụt. Hãy chuẩn bị ngân sách và quản lý nó thật tốt.


2. Theo dõi và giám sát tất cả các khoản chi tiêu

Với công ty khởi nghiệp, sẽ có đủ mọi loại chi phí trên đời. Thuê một nhân viên toàn thời gian để xử lý sổ sách ngay từ đầu rất có lợi cho ngân quỹ, vậy nên hãy sử dụng phần mềm kế toán để giữ mọi thứ có tổ chức.

Điều này không chỉ giúp quản lý dòng tiền mà còn giúp bạn dễ thở hơn mỗi kỳ quyết toán thuế hàng năm. Khi công ty của bạn phát triển và công tác kế toán trở nên phức tạp hơn, bạn sẽ cần xem xét thuê một người chuyên nghiệp.


3. Hạn chế chi phí cố định ngay từ đầu

Trong giai đoạn đầu khởi nghiệp, giữ chi phí thấp là điểm mấu chốt để có thể tồn tại. Bạn hoàn toàn không cần một văn phòng lớn ở trung tâm thành phố, hay phục vụ nhân viên ba bữa một ngày.

Hãy hạn chế chi phí hoạt động để bạn có thể phân bổ phần lớn vốn của mình cho việc phát triển doanh nghiệp, điều này sẽ giúp bạn một ngày nào đó có thể triển khai bất cứ việc gì bạn muốn. Quá nhiều công ty khởi nghiệp tập trung vào những thứ sai lầm – như văn phòng hoành tráng và tiện nghi vượt trội – và quên mất rằng tạo ra doanh thu mới là ưu tiên hàng đầu.


4. Luôn lạc quan, nhưng hãy chuẩn bị cho những điều tệ nhất

Bạn sẽ chẳng bao giờ biết điều gì có thể xảy ra khi bắt đầu kinh doanh, vậy nên hãy chuẩn bị cho tình huống xấu nhất có thể xảy ra. Đừng bỏ việc hay vứt bỏ nguồn thu nhập chính của bạn cho đến khi doanh nghiệp của bạn có thể thay thế được nguồn thu nhập đó.

Giữ một khoản tiết kiệm - cả của cá nhân và doanh nghiệp – trong một tài khoản tiết kiệm khẩn cấp. Chuẩn bị cho những tình huống xấu không bao giờ là thừa. Đáng buồn là chuyện tồi tệ thường xảy ra khi bạn ít ngờ nhất. Tự kinh doanh, bạn phải tự đảm bảo chế độ hưu trí cho mình, vậy nên khi bạn bắt đầu kiếm tiền, hãy cân nhắc những thứ như Roth IRA và vài khoản đầu tư, kể cả những khoản nhỏ. Có còn hơn không – hãy cân nhắc những cơ hội đầu tư nhỏ hoặc các quỹ đầu tư địa phương.


5. Mỗi phút của bạn đều là tiền

Ngắn gọn thôi: thời gian là vàng bạc.

Không có gì đáng giá hơn thời gian của bạn. Mỗi ngày bạn đều chỉ có 24 tiếng, hãy nhớ điều này khi bạn lên kế hoạch hay lịch trình hàng ngày. Mỗi giây bạn dành để làm những thứ không liên quan đến việc kinh doanh của mình là một giây lãng phí.

6. Tập trung vào việc thu hút khách hàng

Không có khách hàng thì cũng chẳng có kinh doanh gì hết. Bạn càng sớm tìm ra cách để có được và tăng lượng khách hàng, thì cơ hội thành công càng lớn. Khi bạn đã xác định được các kênh phân phối khác nhau, hãy tối ưu hóa để giảm chi phí.

Lúc đầu bạn sẽ không thể thử tất cả các kênh phân phối được, cả về thời gian và chi phí, vậy nên hãy tập trung vào cái có khả năng sinh lợi nhất. Khi bạn mở rộng kênh này thành công, bạn sẽ có khả năng tài chính để thăm dò các kênh khác.

7. Nhớ trả công cho chính mình

Làm việc chăm chỉ và cống hiến cho công ty không thì không thể nuôi sống bạn được, bạn cần phải trả công cho mình nữa. Mặc dù bạn không cần phải tự dành cho mình một khoản lớn ngay từ đầu, nhưng cũng phải đủ sống.

Hãy để thu nhập của bạn đủ sống thoải mái và tập trung vào việc xây dựng doanh nghiệp. Khi bạn không phải quan tâm đến áp lực tài chính cá nhân, bạn có thể toàn tâm toàn ý với công việc kinh doanh của mình. Bạn không ăn mì gói mãi được, hãy sống thoải mái một chút.

8. Thiết lập mục tiêu tài chính

Thay vì chỉ nói “Tôi muốn xây dựng một công ty triệu đô”, bạn cần chia nhỏ các mục tiêu tài chính thành các mục nhỏ và dễ đạt được hơn.

Mục tiêu doanh thu theo tháng, tuần, hoặc thậm chí ngày sẽ cho phép bạn theo dõi và thực hiện các điều chỉnh cần thiết cho việc tăng trưởng liên tục. Bạn có thể thiết lập các mốc trên suốt chặng đường. Đạt được những mục tiêu nhỏ cũng có thể mang lại cho bạn sự tự tin cần thiết để có thể có thể mạnh mẽ trong suốt hành trình khởi nghiệp./.



Tác giả: Phạm Minh Giám dịch thuật - KNVN


Link: https://www.entrepreneur.com/article/290617

Không có nhận xét nào