Phương pháp tuyển dụng nhân tài trong khởi nghiệp ngành công nghệ
Khởi nghiệp trong ngành công nghệ từ con số không là một thời kỳ vô cùng lý thú. Trên thực tế, rất nhiều những “cái đầu tiên” trong kinh doanh khá thú vị. Có được ý tưởng đầu tiên, tìm kiếm một nhà đầu tư, thuê địa điểm văn phòng, tất cả những sự kiện đó đều là những cột mốc vô cùng quan trọng. Tuy nhiên, đứng đầu trong danh sách này là việc tuyển dụng những nhân viên đầu tiên cho doanh nghiệp bởi sự mong đợi và tính quan trọng của nó. Một khi việc tuyển dụng được thực hiện, bạn không còn chỉ là một doanh nhân khởi nghiệp nữa - bạn đã trở thành một ông chủ thật sự. Những người đầu tiên cùng bạn khởi nghiệp ngay từ những ngày đầu thành lập quyết định sự thành bại trong nỗ lực kinh doanh của bạn. Sau khi bạn xác định được những chuyển giao cần phải hoàn thành và các vị trí phải bổ sung người, đây là 3 bước tiếp theo bạn cần phải tiến hành để khởi nghiệp một cách thành công nhất:
Bước 1 - Xác định đúng đối tượng mục tiêu
Có vẻ như một ứng cử viên đã từng làm việc tại một trong những công ty công nghệ lớn nhất thế giới sẽ là ứng viên lý tưởng cho sự khởi nghiệp của bạn. Những người này chắc hẳn phải rất xuất sắc nếu như họ đã từng làm việc cho Apple hay Google. Thực tế, những kỹ sư này phải rất vượt trội mới được làm việc tại một công ty phần mềm có uy tín, tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là họ có đầy đủ những yếu tố cần thiết để tồn tại và phát triển trong mội trường khởi nghiệp. Có một ranh giới khác biệt rất lớn giữa việc cải tiến một nền tảng phần mềm hoặc ứng dụng đã có sẵn với việc phát triển nó từ điểm xuất phát ban đầu. Bạn cần những nhân viên có nghị lực và sự sáng tạo, những người sẵn sàng đi xa vạn dặm để đưa doanh nghiệp khởi nghiệp của bạn lên đến đỉnh thành công. Đồng thời, bạn không thể mạo hiểm trao công ty vào tay của những nhân viên - những người vừa mới tốt nghiệp đại học và chưa có kinh nghiệm thực tế. Bạn thường nên tìm những chuyên gia kỹ thuật hàng đầu ở những công ty khởi nghiệp khác có cùng ngành nghề mà thời gian gần đây đã đạt đến trình độ phát triển tầm trung.
Bước 2 - Tạo ấn tượng ban đầu tốt
Không giống như các ngành nghề khác có đặc tính ít mở hơn mà lại có lượng lớn ứng viên tham vọng và tay nghề cao, các kỹ sư phần mềm đang bị lúng túng trong việc lựa chọn. Tìm kiếm một ứng cử viên đang thất nghiệp và ham muốn cống hiến cao thực sự là một nghịch lý. Các chuyên gia kỹ thuật giỏi nhất hiện tại đang làm tốt trong lĩnh vực của họ và họ liên tục được săn đón bởi các đối thủ cạnh tranh hiện tại của công ty. Họ không mảy may quan tâm cơ hội nghề nghiệp đến từ bất cứ ai. Nhiều người đã bỏ lỡ những đặc quyền từ các công ty và doanh nghiệp khác mà họ không hề hay biết điều đó.
Nếu bạn muốn có sự đột phá trong việc chiêu mộ nhân tài, bạn cần phải truyền thông một cách rõ ràng lý do một ứng viên giỏi nên phỏng vấn với công ty của bạn. Khi khởi nghiệp, có thể điều này sẽ gây ra rất nhiều khó khăn cho bạn vì bạn chưa có nhiều kinh nghiệm. Thiết lập quan hệ với các công ty tuyển dụng có uy tín và giàu kinh nghiệm chắc chắn sẽ tăng cơ hội tuyển dụng được đội ngũ nhân tài hàng đầu. Một công ty có uy tín dành thời gian để tìm hiểu và lan truyền lợi ích của vị trí tại công ty bạn sẽ là một tấm vé đưa doanh nghiệp của bạn tới thành công.
Bước 3 - Đạt được thỏa thuận
Một trong những điểm mắc kẹt phổ biến nhất trong việc để ứng viên kí vào hợp đồng là vấn đề tiền thưởng. Nếu bạn muốn đưa ra một lời đề nghị có tính cạnh tranh và thực sự hấp dẫn, bạn cần phải biết được một kỹ sư trình độ cao sẽ mong đợi điều gì và làm thế nào để những mong đợi này khớp với những gì bạn thực tế có thể đưa ra. Có một cố vấn tin cậy hiểu rõ về các chiêu trò tuyển dụng trong quá trình khởi nghiệp từ trong ra ngoài sẽ mạng lại cho bạn một lợi thế thực sự trong việc thu hút và giữ chân nhân tài - những người mà bạn có đủ khả năng.
Post a Comment