10 điều cơ bản mà mọi StartUp đều phải biết - Blog KNVN - Kho kiến thức khởi nghiệp lớn nhất Việt Nam

Header Ads

10 điều cơ bản mà mọi StartUp đều phải biết



Bạn nghĩ bạn đã sẵn sàng để bắt đầu kinh doanh? Bạn đã chọn tên cho doanh nghiệp StartUp? Bạn đã thiết kế logo công ty? Danh thiếp của bạn đang được đưa đi in?


Nhưng như vậy vẫn chưa đủ! Bạn phải đảm bảo rằng doanh nghiệp của bạn có tất cả các thành phần thiết yếu để chiến đấu cho sự thành công. Làm như vậy sẽ cho phép bạn thiết lập các nền tảng kinh doanh thích hợp để bạn có thể hợp pháp hóa hoạt động kinh doanh và uy tín của doanh nghiệp.

















Các yếu tố được liệt kê dưới đây rất cần thiết cho một doanh nghiệp nhỏ khởi nghiệp và cũng đóng một vai trò quan trọng trong quá trình xây dựng tín dụng doanh nghiệp.


1. Chọn một loại hình công ty để startup - Xem xét kỹ lưỡng xem bạn nên chọn loại hình công ty nào. Cho dù bạn chọn cấu trúc một công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty nội bộ, công ty đại chúng hay công ty hợp danh hữu hạn, hiểu rõ loại hình nào tốt nhất cho thu nhập và tình hình thuế của doanh nghiệp mới là điểm then chốt của việc kinh doanh.


2. Đăng kí mã số thuế kinh doanh - Còn được gọi là số nhận dạng thuế liên bang hay EIN, nó tương đương với số an sinh xã hội nhưng được sử dụng cho các doanh nghiệp. Số thuế này gồm chín chữ số được ấn định bởi IRS để doanh nghiệp hoạt động ở Mỹ.


3. Chọn một địa chỉ kinh doanh - Một địa chỉ kinh doanh ảo hoặc một vị trí thương mại là rất lý tưởng cho các doanh nghiệp nhỏ. Điều quan trọng cần lưu ý là địa chỉ kinh doanh thực tế và địa chỉ thư tín của doanh nghiệp có thể là 2 địa điếm khác nhau.


4. Thiết lập một số điện thoại kinh doanh - Một số điện thoại miễn phí hoặc số điện thoại nội bộ là một nguồn đáng tin cậy cho thông tin liên lạc của công ty. Có riêng một số điện thoại cho doanh nghiệp là một điều rất quan trọng, số điện thoại này cũng có thể được ghi trong quyển danh bạ chính.


5. Thiết lập website công ty - Website công ty và phương tiện truyền thông xã hội ngày nay quan trọng như số điện thoại và địa chỉ email của c ông ty vậy. Khách hàng và người đầu tư càng dễ dàng tìm hiểu và xác nhận thông tin về công ty của bạn càng tốt.


6. Mở tài khoản ngân hàng - Tài khoản ngân hàng là công cụ quan trọng nhất để bạn có thể quản lý hiệu quả tài chính của công ty.Điều này cũng cho phép bạn tách biệt hoàn toàn hoạt động tài chính cá nhân với hoạt động tài chính doanh nghiệp.


7. Có được một tài khoản thương mại - Chấp nhận thẻ tín dụng từ khách hàng là một phần thiết yếu trong việc kinh doanh ngày nay. Từ đầu đọc thẻ tín dụng điện thoại di động đến thiết bị đầu cuối ảo, tài khoản thương mại được sử dụng để chấp nhận thẻ tín dụng, nhận tiền mặt và kiếm tiền như một công ty.


8. Có thẻ tín dụng doanh nghiệp –thẻ tín dụng kinh doanh có nhiều lợi ích như giới hạn cao hơn, đặc quyền và phần thưởng, báo cáo tín dụng kinh doanh và theo dõi chi phí. Để tách riêng cá nhân và doanh nghiệp, chủ doanh nghiệp cần có một thẻ tín dụng dành riêng cho việc mua bán kinh doanh của công ty.


9. Có thẻ ghi nợ doanh nghiệp - Thẻ ghi nợ là một công cụ hữu ích và thuận tiện trái ngược với văn bản kiểm tra kinh doanh.Hãy chắc chắn rằng bạn thêm bảo hiểm thấu chi vào tài khoản ngân hàng của bạn để tránh những khoản thấu chi tiềm năng.


10. Lập kế hoạch chiến lược vốn kinh doanh - Nhiều doanh nghiệp thất bại do thiếu kinh phí. Phân tích tín dụng doanh nghiệp và lập ra kế hoạch chiến lược huy động vốn trong ngắn hạn và dài hạn. Tiếp cận tín dụng là rất quan trọng đối với doanh nghiệp của bạn vì doanh nghiệp có thể phải trả các chi phí không lường trước được.


Bảng liệt kê những mục cần kiểm tra của các yếu tố cần thiết này giúp bạn cấu trúc doanh nghiệp startup của bạn một cách thành công. Điều cuối cùng bạn cần là tự hỏi liệu doanh nghiệp của bạn có mọi thứ cần thiết để đáp ứng khách hàng tiềm năng và /hoặc nhà đầu tư hay không. Bây giờ, với danh sách này, bạn có thể đánh giá doanh nghiệp của bạn trong nháy mắt và bạn phải chắc chắn rằng nó có mọi yếu tố cần thiết để hoạt động như một doanh nghiệp thực sự.


Thanh Yên YCS

Không có nhận xét nào