6 KỸ NĂNG CẦN THIẾT TRƯỜNG KINH DOANH KHÔNG DẠY BẠN - Blog KNVN - Kho kiến thức khởi nghiệp lớn nhất Việt Nam

Header Ads

6 KỸ NĂNG CẦN THIẾT TRƯỜNG KINH DOANH KHÔNG DẠY BẠN

Những nhà lãnh đạo giỏi thì luôn luôn có những điểm khác biệt so với người thường. Điều đặc biệt là những điều khác biệt đó ở trường lớp không hề dạy bạn.
Dưới đây sẽ là 6 kỹ năng bạn cần có để trở thành một nhà lãnh đạo xuất chúng


1. LÀM VIỆC VỚI NGƯỜI KHÔNG THÍCH BẠN Làm thế nào để bạn thuyết phục, thậm chí lãnh đạo người không muốn làm việc dưới quyền của bạn, không báo cáo công việc, không công khai ủng hộ hoặc hợp tác làm việc với bạn?
Đây là một trong những khó khăn lớn nhất mà chúng ta phải đối mặt trong sự nghiệp lãnh đạo, và nhìn chung hầu hết các nhà lãnh đạo đều gặp phải ít nhất một trường hợp như vậy trong quá trình làm việc. Tại trường học, chẳng ai cảnh báo bạn về chuyện này.
Mỗi người có một cách xử lý khác nhau, ứng với những đối tượng cụ thể, bạn phải tự tìm cách vượt qua chúng.
Ví dụ với những người có quan điểm cá nhân cao, đừng phản bác quan điểm của họ vội mà hãy hành động để chứng minh cho họ thấy cách làm và quan điểm của họ đang sai. Hãy bình tĩnh để đánh giá nhận định về tình hình.
2. TRUYỀN CẢM HỨNG ĐẾN NGƯỜI KHÁC Những nhà lãnh đạo giỏi nhất thì luôn biết cách truyền cảm hứng cá nhân đến mọi người thông qua những câu chuyện cá nhân của họ. Cách mà họ vượt qua những khó khăn của chính mình là bài học cho mọi người học hỏi.
Kỹ năng truyền cảm hứng đến mọi người có thể được thể hiện qua nhiều hình thức, hoặc một bài phát biểu sôi nổi, những chia sẻ mang tính cộng đồng hoặc những mẩu chuyện vụn vặt nhưng hữu ích với một vài nhân viên... Kỹ năng này không có trong giáo trình giảng dạy ở trường mà được tích lũy và cải thiện dần nhờ vào kinh nghiệm sống và khả năng nhạy bén của mỗi người.
Những hãy nhớ câu chuyện mà bạn đem kể nhất định phải là câu chuyện của bản thân bạn đã từng trải qua và rút được kinh nghiệm chứ không phải một câu chuyện bạn góp nhặt được của ai đó.
3. XÂY DỰNG VÀ BẢO VỆ DANH TIẾNG BẢN THÂN Khi còn là sinh viên đại học, một ngày nọ, tôi đến tham dự buổi chia sẻ của một cựu sinh viên thành đạt trong trường. Sau khi tốt nghiệp, anh này làm việc cho một ngân hàng đầu tư hàng đầu vào thời điểm đó và tôi sẽ không bao giờ quên câu mà anh đã nói với chúng tôi rằng việc dành nhiều thời gian, tiền bạc để chăm chút danh tiếng không có nghĩa bạn sẽ tránh được nguy cơ mất trắng mọi thứ trong tích tắc. Hãy bảo vệ danh tiếng của mình thật tốt
Biết cách xây dựng và bảo vệ danh tiếng chuyên nghiệp của bản thân/công ty là cả một nghệ thuật và chứa yếu tố khoa học trong đó. Tuy nhiên, nhiều trường học hiện nay lại chú trọng đến việc tính toán giá trị của công ty thay vì dạy cách đo lường danh tiếng của công ty đó một cách rộng rãi.
Hãy chú trọng vào việc bạn muốn trở thành ai, người đó có tính cách ra sao, tiền đồ như thế nào. Để đạt được con người đó bạn sẽ phải trau dồi những kiến thức kỹ năng nào. Ví dụ bạn muốn thành người có khả năng ăn nói hay hoạt ngôn hãy rèn luyện kỹ năng giao tiếp và kỹ năng thuyết trình trước đám đông hay thể hiện quan điểm trước ai đó.
4. CHÚ TRỌNG ĐẾN CÔNG NGHỆ Cách đây 20 năm, internet vẫn còn là thứ gì đó xa vời và chưa phổ biến trong giới kinh doanh. Tuy nhiên, với sự bùng nổ công nghệ hiện nay cùng tốc độ lan truyền thông tin chóng mặt, mạng lưới internet đã giúp nhiều công ty "ăn nên làm ra".
Công nghệ giúp tối giản hóa các bước làm và tiết kiệm thời gian cho bạn rất nhiều trong công việc. Hãy bắt tay thử sử dụng những công cụ cơ bản nhất để tối ưu hóa công việc của bạn, dần dần bạn sẽ thấy sự xuất hiện của công nghệ sẽ thay đổi rất nhiều công việc của bạn.
5. HỌC CẢ ĐỜI Sau khi rời ghế nhà trường, tôi mau chóng nhận ra rằng để thăng tiến trong công việc, mình cần tiếp tục học, trau dồi những kỹ năng mới để theo kịp với sự thay đổi từng giây của thế giới. Từ đó, dễ dàng điều chỉnh công việc ưu tiên phù hợp với hoàn cảnh thực tế và đánh giá được tác động của những thay đổi này đến bản thân
Cái ngày hôm nay bạn học được ngày mai có thể trở thành cũ, hãy liên tục hỏi học và update liên tục những kiến thức. Dù là từ những kỹ năng nhỏ nhất như giao tiếp sao cho hiệu quả, hay có thể là một ngôn ngữ nào đó. Đặt mục tiêu bạn cần thêm kỹ năng gì và bắt tay vào học nó ngay đi nhé.
6. QUAN TÂM ĐẾN THỨ KHÁC NGOÀI CÔNG VIỆC Cho dù bạn yêu quý/buộc phải gắn bó với công việc thì cũng sẽ đến lúc bạn muốn gạt bỏ chúng qua một bên và sống cho bản thân mình. Bạn có thể tìm thấy những điều ý nghĩa trong cuộc sống nhờ vào gia đình, bạn bè, theo đuổi những thứ bạn đam mê hay tìm đến tôn giáo...
Tại trường kinh doanh, các sinh viên MBA thường được dạy các phương pháp lãnh đạo doanh nghiệp, tối đa hóa giá trị cho cổ đông mà hiếm có khóa học nào bàn về những yếu tố giúp họ cân bằng cuộc sống với áp lực công việc nặng nề.
Hãy thử tìm cho mình một thú vui nào đó bất kỳ có thể là học một ngôn ngữ mới hay một loại nhạc cụ mới.
Nguồn: Trường doanh nhân HBR

Không có nhận xét nào