MUỐN KHỞI NGHIỆP PHẢI.. TRÊU CHÓ - Blog KNVN - Kho kiến thức khởi nghiệp lớn nhất Việt Nam

Header Ads

MUỐN KHỞI NGHIỆP PHẢI.. TRÊU CHÓ




Cũng như rất nhiều các bạn đang muốn khởi nghiệp hay muốn bắt tay vào kinh doanh. Hồi đó tớ cũng chỉ là một tên a - ma - tơ hoàn toàn không biết gì chỉ mỗi cái máu mê thôi. Trong đầu tớ lúc đó quanh quẩn một câu hỏi là: mình phải bắt đầu như thế nào?
May mắn tớ quen đc một ông anh mà tớ gọi là sư phụ. Người đã chỉ tớ lần thực tập kinh doanh đầu tiên. Một bài học không lý thuyết, chỉ có thực hành và rất cơ bản.
* Bài học đầu tiên: Muốn làm tốt bất cứ điều gì cần phải có ÁP LỰC.
Khi tớ hỏi em nên bắt đầu thế nào, ông bảo. Mai mày kiếm vài trăm, tao dắt ra chợ đầu mối mua ít trái cây về bán.
Tớ tròn mắt: em đã biết buôn bán thế nào mà mua về có nước đem cho với đổ đi à.
Ông cười: Mới tí đã sợ sao làm lớn đc ông tướng.
Trời, anh cứ làm như thích là làm được ngay, cũng phải cho em khảo sát, chuẩn bị, xem cái nào bán chạy, cái nào bán được giá, bán ở đâu, rồi bảo quản, rồi cần bao nhiêu vốn...
Ông đứng phắt dậy: Dẹp mịa cái mớ lý thuyết của mấy thằng ranh con tụi mày đi. Cả đống người đang bán đầy đường họ chưa học hết cấp 1. Họ chả phân tích méo gì cả vậy mà họ vẫn bán được. Bỏ vài trăm ra đi bán mà mày làm như mở Cty hàng ngàn người. Rồi ông quấy quả bỏ đi.
Tớ chạy theo. Anh chưa nói hết mà..
ổng nói: chú mày còn non lắm, chưa hiểu sự đời đâu. Việc mày học bây giờ là tập va vấp, tập cách giao tiếp, rồi nhìn người ta để học cách buôn bán, có tí kinh nghiệm, học chút kiến thức ngoài đời, có thêm tí bản lĩnh, cái đó mới cần thiết cho chú mày lúc này, tiền rồi từ từ sẽ kiếm được, khi chú mày tự khôn ra, chú mà sẽ biết cách, lúc đấy chả phải hỏi thằng nào. Mới bắt đầu không làm ông vương ông tướng được đâu. Vậy mà chưa gì đã sun hết cả vòi lại. Sao làm được gì.
Ổng tiếp:Tao hỏi chú mày, bình thường mày chạy, với có một con chó đuổi theo thì khi nào chạy nhanh hơn?
Tất nhiên phải có chó đuổi chạy nhanh hơn.
Đúng, chú mày biết không, làm cái gì cũng thế, muốn làm tốt hơn phải có chó đuổi. Nếu chó không đuổi, phải trêu cho nó đuổi, tự động mày phải chạy thôi, không chạy thì chết. Hiểu không?
Tớ gật gù, dạ em hiểu.
Ừ! hiểu rồi thì trêu chó đi. Mai đi ra chợ với tao.
** Bài học hai: Bắt trước người làm tốt.
Hôm sau tớ mua đc 2 thùng ổi, rồi chọn đc một điểm gần khu công nghiệp để bán. Tớ chọn cách ngồi xa lắc xa lơ những đối thủ khác. Thực tình vì ngại.
Cả buổi chiều hôm đó chả bán được một trái dù công nhân tan ca đông như ong vỡ tổ. Nhìn mấy quả ổi héo dần đi mà buồn rười rượi.
Đến ngày thứ hai thì ổi bắt đầu thâm lại, nhìn mã xấu quá là xấu. Thế là lại ế. Lại gói ghém mang về, sáng sau mở ra hư hết, đem đổ bỏ.
Lại mò đi kiếm sư phụ. Em bán không được anh ạ.
Ông nói tỉnh bơ: Bán như mày sao mà bán được. Tao hỏi này, mắc cái gì mày ngồi xa đám kia cả cây số thế.
Tớ cúi mặt, không dám thừa nhận mình còn xấu hổ.
Ổng bảo. Khi buôn bán các mặt hàng giống nhau thì khách hàng ưu tiên lựa chọn: của người quen, tiện lợi cho họ, gần họ nhất, thái độ phục vụ tốt nhất. Giờ mày chưa quen ai mà đứng xa cả cây số thế, ai mà mua cho mày. Mai dọn lên thật gần để bán, rồi xem đứa nào bán giỏi, thấy nó làm thế nào thì làm theo.
Hôm sau tớ chuẩn chỉ. Làm theo lệnh sư phụ, đi sớm để dành chỗ. Công nhận ổng nói đúng lại gần mới thấy mấy người đó nhiều trò hay thât. Vậy là tớ bắt trước, học các bày biện cho đẹp, dù ít phải làm thành một đống ngồn ngộn thật cao cho đã con mắt.
Rồi làm cái miếng bìa giấy để giá bán, hồi đó chưa có mấy cái loa tàu như bây giờ nên phải tự gào khản cả cổ: ỔI BAO GIÒN, BAO NGỌT 2K/KG.
Thế là bắt đầu có khách, phải nói vui thật, tuy nhiên sau cả tuần tớ thấy vẫn có gì không ổn. Lượng khách vẫn ít, khách vẫn còn nhiều lựa chọn quá, họ có thể mua của nhiều người, không mua của mình thì của người khác. Vậy làm sao để họ ưu tiên mua của mình nhỉ.
***Bước ba: Cải tiến
Lần này tớ lại mò sang tham kiến sư phụ. Ông bảo muốn được khách ưu tiên mua của mình cần làm ba việc: một xem khách của mày họ cần cái gì, hai xem mấy thằng bán gần mày nó chưa làm được cái gì và ba là mày điều chỉnh những cái đó cho vừa lòng khách.
Ổng dặn thêm: đối tượng này họ thích trái cây còn tươi mới, mẫu mã đẹp, giá rẻ, vui và niềm nở.
Vậy là ngoài những góp ý của sư phụ, tớ chăm chú quan sát và đúng thật có nhiều thứ để mình quan sát.
Đầu tiên tớ thấy: hàng rẻ chưa chắc bán tốt bằng hàng ngon. Họ ghé mua chỗ nào hàng ngon là họ nhớ mặt ghé hoài.
Rồi họ thích mấy người vui, sởi lởi, nói chuyện có duyên.
Ngoài những thứ đó tớ còn ngjix thêm ra chiêu. Cho thêm, họ mua là tớ tặng thêm, khi thì khăn lạnh, khi thì mời ly nước đá và đặc biệt tớ sắm quả kính giả cận đeo đi bán. Ai hỏi tớ bảo sinh Viên nghỉ hè đi kiếm thêm. Họ thấy mặt mũi thanh xuân, sáng láng, thư sinh thế là thành gần gũi. Tớ tự tạo lợi thế cho mình như vậy
****Bước bốn: Tạo ra khách hàng trung thành
Sau một thời gian bán, tớ dần ổn định lượng khach hàng. Nhờ dần dần tớ tạo được các mối thường xyên mua hàng. Hễ mua trái cây là tìm tớ trước.
Chuyện không khó lắm bạn ạ. Ai ghé mua tớ cũng tìm cách bắt chuyện và hỏi tên. Gặp người miền Tây, miền Nam tớ hỏi nhà thứ mấy và kêu thứ bậc luôn.
Lần sau chạy ngang qua là tớ kêu tên: Dì ba ghé mua giúp con ký ổi. Có người ghé, có người nói mua món khác rồi. Tớ bảo: Dì ba quên con rồi à, mấy bữa chả ủng hộ con gì cả.
Bà nói: Thôi để bữa mai đi tao ghé mua cho.
Tớ chớp thời cơ luôn: Nhớ nha, dì hứa rồi đó, mai con lấy mấy trái ngon nha , để riêng cho dì.
Đấy. Tớ cứ đùa đùa thật thật như vậy mà tự động khách thích rồi tới lui.
Đặc biệt người quen giá lúc nào cũng ưu đãi, cũng cân dư ký, rồi lâu lâu cho thêm món này, món kia.
Đấy là cách hầu như tớ bắt đầu cho những việc kinh doanh nhỏ của mình. Nghe có vẻ chả hoành tráng tí nào nhỉ, nhưng hữu dụng lắm đấy.
Thực tình bạn ạ. Khi bạn còn đứng ngoài cuộc và quan sát, bạn thấy việc kinh doanh nó cứ như mớ bòng bong, bạn không biết bắt đầu từ đâu, làm như thế nào, rồi them cái mớ kiến thức sách vở cao siêu làm bạn như lạc vào mê hồn trận.
Mình chỉ nói là mọi việc cũng đơn giản như đang giởn thôi. Đừng tự làm khó mình rồi bảo kinh doanh khó.
Vịt tri kỷ, thành viên khởi nghiệp Việt Nam

Không có nhận xét nào