PHƯƠNG PHÁP ĐỊNH GIÁ SẢN PHẨM (Chiến lược giá - Pricing Strategy) - Blog KNVN - Kho kiến thức khởi nghiệp lớn nhất Việt Nam

Header Ads

PHƯƠNG PHÁP ĐỊNH GIÁ SẢN PHẨM (Chiến lược giá - Pricing Strategy)



Tự trồng giá đỗ tại nhà bằng vỏ hộp giấy, vừa đảm bảo lại tiện lợi - 1
Nhân thể hôm nay có bạn khách hàng hỏi về cách xây dựng chiến lược giá cho sản phẩm nên Saffi biên bài này hầu các anh chị chủ doanh nghiệp. Tác dụng của bài viết giúp chủ doanh nghiệp có được KIẾN THỨC VỀ CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐỊNH GIÁ SẢN PHẨM cũng như dần xây dựng được KỸ NĂNG ĐỊNH GIÁ SẢN PHẨM thông qua những kiến thức đó.

PHẦN 1. CHIẾN LƯỢC GIÁ LÀ GÌ?

Chiến lược giá là cách thức được sử dụng để xác định mức giá cho sản phẩm (hàng hóa/dịch vụ) đảm bảo được những mục tiêu của người định giá (chủ doanh nghiệp), thông thường là mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận trên cơ sở xem xét nhu cầu của người tiêu dùng.

Chiến lược giá ảnh hưởng tới (và bị ảnh hưởng bởi) các yếu tố thuộc về doanh nghiệp như mục tiêu doanh thu, mục tiêu tiếp thị, định vị thương hiệu và thuộc tính sản phẩm. Nó cũng ảnh hưởng tới (và bị ảnh hưởng bởi) các yếu tố bên ngoài như xu thế thị trường, tốc độ tăng trưởng ngành hàng, nhu cầu của người tiêu dùng, giá của đối thủ cạnh tranh...

Mặc dù quan trọng, nhưng đa phần các chủ doanh nghiệp đang chỉ định giá sản phẩm thông qua giá vốn hàng bán và giá bán của đối thủ cạnh tranh, để từ đó điều chỉnh giá sản phẩm của chính mình. Tuy nhiên, nếu đọc kỹ bài này, bạn sẽ thấy rằng giá vốn hàng bán và giá bán của đối thủ cạnh tranh chỉ là một trong số các yếu tố liên quan đến chiến lược giá (như bạn sẽ thấy ở các chiến lược được liệt kê phía dưới), và nó thực sự không nên là trung tâm của chiến lược giá.

Trung tâm của chiến lược giá nên là tối đa hóa lợi nhuận và doanh thu của bạn.

Để bắt đầu đi vào từng chiến lược giá cụ thể, mời bạn cùng nắm thêm 1 khái niệm liên quan. Đó là: Độ biến động cầu theo giá.

Độ biến động cầu theo giá là việc nhu cầu tiêu dùng 1 sản phẩm bị biến động (hoặc không) khi có sự thay đổi về giá của sản phẩm. Khái niệm này dùng để xác định mức độ ảnh hưởng của giá đến nhu cầu của người tiêu dùng. Và dĩ nhiên, lý tưởng nhất là độ biến động cầu = 0, nghĩa là nhu cầu không đổi dù bạn có tăng/giảm giá sản phẩm.

Công thức tính: Độ biến động cầu theo giá = (% biến động cầu)/(%biến động giá)

Nếu giá thay đổi nhưng nhu cầu của người tiêu dùng không đổi thì sản phẩm đó gọi là không biến động cầu theo giá (ví dụ xăng dầu tăng giá nhưng người tiêu dùng vẫn cần đổ hàng ngày).
Ngược lại, nếu nhu cầu của người tiêu dùng thay đổi khi giá sản phẩm thay đổi thì sản phẩm đó có biến động cầu theo giá (ví dụ vé xem 1 trận bóng đá tăng cao có thể khiến số người muốn mua vé trận bóng đó giảm đi).

Tại sao bạn cần quan tâm chỉ số này? Vì khi bạn đã định giá, bạn cần đo lường lại hiệu quả của việc định giá đó, bằng sức mua (cầu) của thị trường để từ đó có những điều chỉnh nhằm đưa ra một định giá mới phù hợp hơn.
Kết thúc phần 1.
================

Không có nhận xét nào