Tam quyền phân lập trong doanh nghiệp
Trong điều hành doanh nghiệp cũng như điều hành một đất nước thì chúng ta cần phải có sự phân quyền. Chúng tôi gọi là ''tam quyền phân lập''. Thứ nhất, quyền của người chủ và đại diện là Hội đồng quản trị (Công ty cổ phần) hoặc Hội đồng thành viên (Công ty TNHH). Thứ hai, quyền của người điều hành và đại diện là Ban giám đốc (Những người trực tiếp điều hành). Thứ ba, quyền của người kiểm soát độc lập mà đại diện là Ban kiểm soát nội bộ. Thông thường các doang nghiệp mới mở ra thì tất cả mọi thứ đều nằm trong tay chủ doanh nghiệp cả, người chủ doanh nghiệp làm mọi thứ từ quyền người chủ, quyền điều hành, quyền giám sát hoàn toàn là người chủ. Tuy nhiên khi doanh nghiệp ngày càng lớn lên, doanh nghiệp ngày càng mở rộng phát triển thì lúc đấy chúng ta phải có sự phân quyền ra, tạo nên bộ máy sao cho khoa học và kiểm soát chéo lẫn nhau.
Thứ nhất: Hội Đồng Quản Trị hay Hội đồng thành viên là ai? Hội đồng quản trị hay Hội đồng thành viên là những người bỏ vốn ra, đại diện cho những người cổ đông bỏ vốn ra đầu tư để có được doanh nghiệp.
Thứ hai: Người điều hành là những người được thuê để điều hành, để vận hành doanh nghiệp đó là Ban giám đốc.
Thứ ba: Người kiểm soát độc lập là những người trong hội đồng kiểm soát thanh tra của hội đồng quản trị và họ chính là những người có chuyên môn, họ độc lập kiểm tra ban giám đốc, họ là những người có đạo đức tốt, được đại diện cho người chủ thực hiện những việc kiểm tra, kiểm soát.
Đây là ba quyền có vai trò kiểm soát chéo cho nhau. Người chủ doanh nghiệp là Hội đồng quản trị/Hội đồng thành viên họ đưa ra những chính sách, họ đưa ra những chiến lược, họ đưa ra tầm nhìn sau đó giao nhiệm vụ và sau đó tuyển người trong Ban giám đốc như giám đốc điều hành/tổng giảm đốc điều hành, các thành viên trong ban giám đốc đó để nhằm thực hiện những chính sách, tầm nhìn, sứ mệnh của người chủ doanh nghiệp của Hội đồng quản trị. Bên Ban kiểm soát là những người được thuê hoặc họ cũng là thành viên hội đồng quản trị hoặc thành viên hội đồng quản trị không góp vốn nhưng họ lại có chuyên môn kiểm tra, họ lại có năng lực kiểm tra và họ có đạo đức trung thành và chung thủy với Hội đồng quản trị nhằm kiểm tra các hoạt động, kiểm tra công việc Ban giám đốc làm, cũng xem xét xem Ban giám đốc có thực hiện, hoàn thành được nhiệm vụ và có bảo đảm được những mục tiêu mà hội đồng quản trị đưa ra hay không. Đây chính là tam quyền trong doanh nghiệp.
Doanh nghiệp vừa và nhỏ thì quyền này như thế nào. Thực chất Hội đồng quản trị (chủ doanh nghiệp) vừa là người điều hành (giám đốc điều hành), lúc đấy Hội đồng quản trị sẽ phải chịu trách nhiệm tất cả nhưng khi dần dần lớn lên chúng ta có thể thuê những người giám đốc điều hành để tách vai điều hành ra khỏi vai lãnh đạo/định hướng. Khi thuê những người điều hành thì chúng ta cần phải có những người kiểm tra, kiểm soát những người trong Ban giám đốc kia. Vì vậy lúc đấy Ban kiểm soát không phải là ban bệ gì to tát cả nhưng Ban kiểm soát chính là những người kiểm soát viên độc lập thì họ sẽ đi kiểm tra, họ là người theo dõi, họ là người giám sát những người trong ban giám đốc kia, thậm chí họ có thể là những người kiểm soát viên độc lập chìm, họ không được công bố chính danh nhưng họ được chủ doanh nghiệp, chủ tịch hội đồng quản trị giao cho nhiệm vụ là giám sát, theo dõi. Ngay cả những người như là lái xe, là thủ quỹ hoặc những người cán bộ bình thường họ hoàn toàn có thể là những người kiểm soát ngầm để nhằm kiểm soát chéo và chúng ta luôn có những người làm như họ lười biếng, họ có lòng tham hoặc họ vừa làm việc này vừa làm việc khác thì chúng ta cần phải có một bộ máy tai mắt để giám sát những người như vậy. Đối với trường hợp khi doanh nghiệp lớn lên hẳn rồi khi mà quy mô to rồi ví dụ như bây giờ tập đoàn Amaccao chúng tôi có hẳn một ban là Ban kiểm soát thanh tra nội bộ, rồi có ban kiểm soát thanh tra nội bộ tại trung ương, rồi ban kiểm soát thanh tra nội bộ tại địa phương thì những người này sẽ được quyền đi kiểm tra, đi thanh tra sau đó họ có những kết luận, ra ý kiến cố vấn, tham mưu đưa ra những quyết định khen thưởng, kỷ luật để bảo đảm rằng luôn luôn những cán bộ trong nhóm điều hành họ phải thực thi lăn xả theo đúng định hướng theo đúng con đường, chiến lược, kế hoạch, những mục tiêu của bên Tập đoàn Amaccao, của Hội đồng quản trị đã đề ra.
Lời khuyên của chuyên gia:
1. Để bền vững và tự động hóa được thì doanh nghiệp nên phân quyền quản trị thành bộ 3 quyền lực (tam quyền phân lập): Hội đồng quản trị (Hội đồng thành viên); (2) Ban giám đốc (các anh em UK); (3) Ban kiểm soát nội bộ.
2. Hội Đồng Quản Trị hay Hội đồng thành viên là ai? Hội đồng quản trị hay Hội đồng thành viên là những người bỏ vốn ra, đại diện cho những người cổ đông bỏ vốn ra đầu tư để có được doanh nghiệp.
3. Người điều hành là những người được thuê để điều hành, để vận hành doanh nghiệp đó là Ban giám đốc.
4. Người kiểm soát độc lập là những người trong hội đồng kiểm soát thanh tra của hội đồng quản trị và họ chính là những người có chuyên môn, họ độc lập kiểm tra ban giám đốc, họ là những người có đạo đức tốt, được đại diện cho người chủ thực hiện những việc kiểm tra, kiểm soát.
Chìa khóa # 91: ''Tam quyền phân lập trong doanh nghiệp", tích trong cuốn sách ''100 chìa khóa vàng cho cho chủ doanh nghiệp và CEO'' của Tô Nhật - TGĐ, Phó chủ tịch Tập đoàn AMACCAO
Post a Comment