PHƯƠNG ÁN KHỞI NGHIỆP VỚI NGUỒN LỰC TÀI CHÍNH CÓ HẠN - Blog KNVN - Kho kiến thức khởi nghiệp lớn nhất Việt Nam

Header Ads

PHƯƠNG ÁN KHỞI NGHIỆP VỚI NGUỒN LỰC TÀI CHÍNH CÓ HẠN


Bối cảnh: Hơn 5 năm nay làm tư vấn doanh nghiệp, gặp gỡ và tư vấn, đào tạo cho không dưới trăm chủ doanh nghiệp, tham gia cũng rất nhiều cộng đồng khởi nghiệp, Tùng thấy có một câu hỏi thường xuyên gặp là:
"Hiện tại em/anh đang có số vốn xxx triệu, muốn khởi nghiệp mà không biết làm gì?"
Nhưng đọc cmt trả lời đa phần toàn thấy tin quảng cáo dịch vụ hoặc tuyển người của các boss đa cấp, chưa tìm thấy 1 câu trả lời thỏa đáng nào cho người hỏi.
Vậy nên hôm nay, nhân ngày Trùng cửu, Tùng dốc thời gian tâm huyết để biên bài này cho các anh chị đọc, đặng chia sẻ với các anh chị 1 hướng đi phù hợp khi khởi nghiệp kinh doanh, mà Tùng đã thấy nhiều chủ doanh nghiệp đã thực hiện thành công, coi như là món quà Trung thu của Tùng dành cho các "doanh nghiệp nhỏ" đang mong muốn vươn mình trỗi dậy thành Phù Đổng Thiên Vương.

PHƯƠNG ÁN KHỞI NGHIỆP VỚI SỐ VỐN XXX ĐỒNG
(Từ A đến Z, và sau cả Z).
🔥 Bước 1. Big Idea và thấu hiểu bản thân
Trước khi hỏi người khác mình nên khởi nghiệp cái gì thì trước tiên bạn cần hỏi chính mình: Mình có cái gì?
Cái "vốn" bạn có sẽ không chỉ là số tiền xxx đồng trên kia. "Vốn" ở đây bao gồm 3 yếu tố chính:
➡️ Nguồn vốn nhân lực: Ngoài bản thân bạn, sẽ có những ai nữa cùng đồng hành với bạn trên con thuyền khởi nghiệp? Đó có thể là các cổ đông nhưng cũng có thể là cộng sự, nhân viên, hoặc đơn giản chỉ là những người ủng hộ bạn. Họ có thể không giúp bạn làm ra sản phẩm nhưng biết đâu họ sẽ mua/bán hàng giúp bạn, họ sẽ giới thiệu sản phẩm, doanh nghiệp của bạn tới những  khách hàng, đối tác tiềm năng.
Sự ủng hộ của gia đình, người thân cũng rất quan trọng với bạn khi khởi nghiệp. Vì khởi nghiệp là bạn phải đối mặt với vô vàn áp lực: Khách hàng phàn nàn trước mặt, đối tác kêu ca bên trái, nhân viên than phiền bên phải... Chỉ còn phía sau là gia đình, người thân với những ánh mắt lo lắng, xót xa, ngờ vực... hoặc khích lệ, động viên, ủng hộ... Vì vậy, trước khi khởi nghiệp, hãy chia sẻ câu chuyện của mình tới với gia đình, người thân, bạn bè. Bạn sẽ tìm thấy những nguồn lực lớn hơn bạn tưởng nhờ việc chia sẻ này đấy.
➡️ Nguồn vốn trí tuệ (tài sản vô hình): Bạn sở hữu những kỹ năng, kiến thức, phát minh, sáng chế... nào độc đáo và vượt trội so với người khác? Điều gì bạn có thể làm dễ dàng và thành thạo trong khi người khác mất rất nhiều công sức và thời gian, tiền bạc để làm được nó? Đó sẽ chính là lợi thế cạnh tranh của bạn khi khởi nghiệp. Việc khởi nghiệp dựa trên những lợi thế này sẽ gia tăng cơ hội chiến thắng cho bạn trên thương trường đầy khốc liệt.
➡️ Nguồn vốn về tài sản vật chất: Cái này mới là tiền và những tài sản vật chất khác quy đổi được thành tiền (máy móc, thiết bị, đất đai, nhà cửa...). Đây là thứ dễ thống kê nhất nhưng nhiều khi bạn cũng không thống kê đủ. Vì tài sản ngoài thứ bạn có, còn phải kể đến những "tài sản cơ hội" là thứ bạn có thể có cơ hội huy động được khi bạn khởi nghiệp. Một ví dụ minh họa cho điều này, khi Tùng quyết định mở quán cafe cách đây 6 năm, trước khi bắt tay vào làm, Tùng đã gọi điện hết lượt cho những bạn bè anh em thân thiết của Tùng và hỏi: "tao/em/anh chuẩn bị mở cái quán cafe, dự kiến cần khoảng 300 triệu, mày/anh/em có thể cho tao/anh/em mượn được bao nhiêu? trong bao lâu?" Bằng cách này, với hơn trăm cuộc điện thoại, Tùng cũng đã huy động được gần năm mươi triệu.
➡️ Từ những thấu suốt về bản thân nói trên, bạn tiếp tục nhìn vào chính mình xem mình yêu thích, say mê điều gì; mình mong muốn được phục vụ, giúp đỡ ai... Bạn sẽ tìm ra được "Big Idea" rằng mình sẽ muốn nhắm đến nhóm khách hàng nào trên những lĩnh vực gì. Dĩ nhiên, bức tranh lúc này mới chỉ là những nét phác thảo đơn sơ, nhưng đó sẽ là khởi đầu quan trọng để bạn tiếp tục các bước tiếp theo...
🔥 Bước 2. Hiểu rõ về thị trường (#nghiên_cứu_thị_trường):
Bước thứ hai sau khi nhìn lại bản thân mình chính là nghiên cứu thị trường. Bạn cần trả lời câu hỏi với những nguồn lực, thế mạnh đó của mình, “khe hở” nào của thị trường là nơi tốt nhất để bạn xông vào? Có bao nhiêu nhà cung cấp (đối thủ cạnh tranh) trên thị trường bạn muốn hướng tới? Họ đang thiếu điều gì chưa đáp ứng được thị trường? Và nguồn lực của bạn có đáp ứng được điều thiếu hụt đó giúp khách hàng không?...
Việc nghiên cứu thị trường, chỉ cần từ vài chục triệu (tùy từng quy mô thị trường muốn khảo sát nghiên cứu) là bạn đã có thể thuê những đơn vị nghiên cứu thị trường chuyên nghiệp thực hiện. Họ ngoài việc đưa về cho bạn những số liệu chính xác thì còn cung cấp cho bạn những tư vấn đáng giá về chiến lược cạnh tranh giúp bạn có một định hướng chuẩn để con tàu khởi nghiệp của bạn đi được xa hơn.
➡️ Còn nếu không muốn thuê chuyên gia, bạn có thể tìm hiểu phương pháp và tự thực hiện các hoạt động nghiên cứu thị trường cho chính mình.
Có 4 kỹ thuật khảo sát thị trường thường dùng là In-depth Interview, Focus Group, Observation và Sampling, hoặc mix giữa các phương pháp này. Với những doanh nghiệp sản xuất, cung cấp sản phẩm là các loại hàng hóa (goods) đặc biệt là hàng tiêu dùng, thực phẩm, mỹ phẩm... thì Tùng vẫn tư vấn giải pháp sampling (gồm wet sampling và dry sampling) đưa mẫu dùng thử tới khách hàng là giải pháp tối ưu giúp doanh nghiệp có được phản hồi chân thực của khách hàng về chính sản phẩm định tung ra thị trường để từ đó đưa ra được những phương án phát triển, thay đổi, bán hàng... phù hợp khách hàng nhất (tìm đọc thêm bài về giải pháp nghiên cứu thị trường qua hashtag này).
➡️ Khảo sát nghiên cứu thị trường cũng giúp bạn chỉ ra “chân dung” nhóm đối tượng khách hàng mục tiêu mà bạn cần nhắm đến, những “tâm tư thầm kín” (insight) của họ mà bạn cần thấu hiểu, hành vi, sở thích, thói quen... của họ để từ đó phục vụ của họ được chính xác hơn, khiến khách hàng hài lòng và sẵn sàng mua hàng của bạn hơn (nói 1 cách dân dã là “gãi đúng chỗ ngứa”).
➡️ Một ví dụ đơn giản về việc nghiên cứu thị trường, khi tôi mở shop bán quà tặng handmade. Tùng dự định bán cho nhóm đối tượng là sinh viên các trường ĐH. Tùng đã soạn 1 bản câu hỏi phỏng vấn và in ra, mang đi đến 2 khu vực nhiều trường ĐH nhất ở HN (khu Bách Khoa và khu Thanh Xuân) hỏi từng sinh viên một. Với hơn 200 phiếu câu hỏi nhận về, Tùng biết được những món đồ khách hàng muốn mua nhất, nhóm khách hàng nào sẵn sàng mua nhất, mức giá phù hợp là bao nhiêu.v.v. Đó là những dữ liệu vô cùng quan trọng để Tùng đưa ra phương án nhập sản phẩm nào, bán thế nào, cho ai...
Tác giả: Thanh Tùng
Biên tập: Trần Quân

Không có nhận xét nào