Nguyên lý thùng gỗ trong ngành giáo dục
Hôm trước mình có đọc bài nguyên lý thùng gỗ trong khởi nghiệp của thành viên trên cộng đồng Khởi Nghiệp Việt Nam. Quả thực nguyên lý thùng gỗ này rất đúng, không những đúng cho khởi nghiệp kinh doanh mà còn đúng trong nhiều ngành nghề khác, trong đó có ngành giáo dục.
Tất nhiên cách mà chúng ta đang đối xử với những thanh gỗ thấp nhất ấy lại khác nhau! Mỗi nơi mỗi ngành mỗi nghề lại khác.
Tôi còn nhớ hồi năm tôi học lớp 6. Theo quy định thì để đạt được học sinh giỏi thì không có muôn nào dưới 6,5, trung bình tất cả các môn học phải đạt trên 8,0.
Thực tế là tôi có 2 môn rất kém đó là thể dục và vẽ mỹ thuật. Tôi cũng ko hiểu lý do gì mà 2 môn đó của tôi cực kém, có lẽ khi sinh ra tôi vốn đã còi xương suy dinh dưỡng nên thể lực ko được tốt như mấy bạn cùng trường, còn vẽ thì chắc do óc thẩm mỹ kém nên cứ nghệch ngoạc không nên hồn.
Ngoài 2 môn đó ra thì các môn khác đều ngon lành cành đào. Đến cuối học kỳ cô giáo chủ nhiệm lên hỏi rằng vì cả lớp có rất ít học sinh giỏi nên sẽ nâng cho tôi 2 môn đó lên trên 6,5 để đạt điều kiện học sinh giỏi.
Thú thực hồi đó quá bé nên tôi chẳng suy nghĩ gì mà gật đầu đồng ý. Nhưng nếu được quay lại hồi đó tôi sẽ bảo cô là em sẽ ko nhận việc nâng điểm đó và chấp nhận là 1 học sinh khá.
Tất nhiên chuyện đó đã cách đây mấy chục năm rồi! Âu cũng là chuyện cũ. Tôi chỉ kể lại để mọi người thấy rằng thái độ với phần thấp nhất của thùng gỗ ấy ra sao là hoàn toàn do quyền quyết định của bạn (tất nhiên đó là khi bạn trưởng thành) còn khi còn nhỏ, chuyện thùng gỗ ấy ko thuộc quyền quyết định của chúng ta.
Trần Hiếu - sáng lập KNVN
Post a Comment