13 BÀI HỌC VƯỢT THỜI GIAN từ VỊ CHA ĐẺ CỦA NGÀNH QUẢNG CÁO – Bài Học Số 10
ThS. Phan Nguyễn Khánh Đan,
Giám đốc công ty phát hành sách Con Đường Tri Thức
kiêm quản lý website Nghệ Thuật Viết Quảng Cáo
Giám đốc công ty phát hành sách Con Đường Tri Thức
kiêm quản lý website Nghệ Thuật Viết Quảng Cáo
BÀI HỌC SỐ 10 & 11 – TIÊU ĐỀ “CHUẨN KHÔNG CẦN CHỈNH”
Ogilvy nói:
“Tính trung bình, số người đủ kiên nhẫn đọc hết toàn bộ mẩu quảng cáo chỉ bằng một phần năm số người chỉ đọc tiêu đề. Nếu bạn được cho 1 đô-la để viết mẩu quảng cáo, thì hãy mạnh dạn đầu tư 80 cent cho tiêu đề.”
Vì vậy, mỗi khi có ai hỏi tôi đâu là yếu tố cốt yếu quyết định sự thành bại của một mẩu quảng cáo, câu trả lời của tôi vẫn là một: Tiêu Đề.
Số liệu Ogilvy đưa ra đã cách đây từ rất lâu, từ thời chưa có Internet hay các phương tiện thông tin liên lạc nhanh và thị trường cạnh tranh như bây giờ. Nhưng nhiêu đó cũng đủ để bạn thấy tiêu đề quảng cáo quan trọng như thế nào. Do vậy, trong quá trình trở thành một copywriter hay một chuyên gia quảng cáo/marketing chuyên nghiệp, hãy không ngừng trau dồi kỹ năng viết tiêu đề của mình, để đưa những bài quảng cáo và blog của mình lên một tầm cao mới.
Ogilvy lại nói:
“Chớ viết những tiêu đề khó hiểu hay đánh đố độc giả… Họ không có thời gian để nghĩ xem bạn muốn nói đến điều gì.”
Tiêu đề: Đơn Giản và Hiệu Quả, chấm hết.
Mình thấy rất nhiều bạn copywriter trẻ thường có suy nghĩ viết tiêu đề là phải thật oách, từ ngữ thật trau chút hoa mỹ, vân vân và vân vân. Sự thực, sự hoa mỹ màu mè cũng vô nghĩa, thậm chí gây thiệt hại nếu khách hàng không hiểu bạn viết gì, và họ sẽ không phí thời gian vàng ngọc của mình cho mẩu quảng cáo của bạn.
Hãy nhớ, cứ 10 người chịu đọc mẩu quảng cáo của bạn thì hết 8 người chỉ đọc tiêu đề rồi thôi. Còn lại chỉ 2 người thực sự đọc tiếp những nội dung sau tiêu đề (chưa khẳng định là họ có đọc hết hay không). Với một tỉ lệ hạn chế như vậy mà bạn còn làm cho tiêu đề của mình khó hiểu, thì người đọc sẽ bỏ đi ngay lập tức.
KỲ TỚI: BÀI HỌC SỐ 12 – ĐÃ CHƠI, LÀ PHẢI THẲNG!
Post a Comment