Những doanh nghiệp thành công trên thế giới hay tại Việt Nam chung quy đều dùng một trong các MÔ HÌNH KINH DOANH sau: - Blog KNVN - Kho kiến thức khởi nghiệp lớn nhất Việt Nam

Header Ads

Những doanh nghiệp thành công trên thế giới hay tại Việt Nam chung quy đều dùng một trong các MÔ HÌNH KINH DOANH sau:

Với bất kỳ startup nào, mô hình kinh doanh của mình sẽ thay đỏi một vài lần nữa vì vậy theo cựu cố vấn Apple Guy Kawasaki, bạn không cần phải đưa ra quyết định chính xác ngay từ ban đầu. Tuy nhiên, suy nghĩ kỹ về mô hình kinh doanh rất quan trọng vì nó đặt mọi người vào thế phải suy nghĩ để kiếm tiền


Theo Guy Kawasaki, một mô hình kinh doanh tốt buộc bạn trả lời 2 câu hỏi sau:
• Thứ nhất: Ai giữ "tiền của bạn" trong "túi của họ"?
• Thứ hai: Làm thế nào để bạn đem nó về "túi của bạn"?
Nói một cách nhẹ nhàng hơn thì câu hỏi thứ nhất liên quan đến việc xác định khách hàng của bạn và nhu cầu của họ, câu hỏi thứ hai yêu cầu bạn phải tìm ra mô hình kinh doanh để đảm bảo rằng doanh thu cao hơn chi phí.
Sau đây là những mô hình kinh doanh tốt nhất mà Guy Kawasaki tìm thấy nằm trong cuốn The Art of Profitability – Nghệ thuật của khả năng sinh lợi của Adrian Slywotzky:
 Giải pháp được cá nhân hóa: Mô hình này đòi hỏi việc đào sâu vào các vấn đề của khách hàng và làm những gì cần thiết khiến cho họ hạnh phúc. Qua thời gian, một startup có thể có những mối quan hệ sâu sắc với các doanh nghiệp khác và đạt được doanh số ấn tượng, nhưng mỗi khách hàng mới vẫn cần sự cạnh tranh gay gắt (Slywotzky gọi đây là "giải pháp khách hàng").
 Đa thành phần: Theo Slywotzky, Coca Cola tiêu biểu cho mô hình này. Coca Cola được bày bán ở các siêu thị, cửa hàng tiện lợi, nhà hàng và máy bán hàng tự động. Sản phẩm giống nhau được tiêu thụ ở những môi trường kinh doanh khác nhau với giá khác nhau.
 Dẫn đầu thị trường: Apple đại diện cho mô hình này. Một doanh nghiệp dẫn đầu thị trường làm ra những sản phẩm sáng tạo tuyệt vời nhất. Việc đạt được vị trí này cho phép một startup kiếm được tối đa từ các sản phẩm của họ, nhưng họ phải nỗ lực cực, cực nhiều để đạt và duy trì được vị trí này.
 Thành phần thiết yếu: Intel và Dolby không bán sản phẩm trực tiếp cho khách hàng nhưng các sản phẩm của họ là những thành phần thiết yếu trong những thiết bị mà khách hàng sử dụng. Intel cung cấp chip máy tính cho các công ty phần cứng. Dolby cung cấp công nghệ nén âm thanh và công nghệ giảm tiếng ồn cho các nhà sản xuất âm thanh và video.
 Tổng đài: Slywotzky dùng thuật ngữ này để mô tả một công ty như De Beers, khi nó kiểm soát nguồn cung kim cương trên toàn thế giới. Mô hình này có một vài thách thức: Đạt được việc kiểm soát nguồn cung và thuyết phục mọi người rằng việc kiểm soát này là xứng đáng và không trở thành mục tiêu cho những nghi ngờ.
 Máy in và hộp mực: Đây là việc bán các sản phẩm mà chúng luôn cần được nạp thêm. Dù cho đó là máy in của HP, máy pha cà phê của Keurig, máy làm soda của SodaStream, thì việc bán hàng không phải là điểm kết thúc mà là một chuỗi doanh thu cho suốt vòng đời sản phẩm. Điều này có thể áp dụng cho các startup kinh doanh phần mềm, sau đó tính phí nâng cấp, dịch vụ và hỗ trợ. Slywotzky gọi đây là mô hình "hậu mãi".
***
Ngoài ra cũng có một vài mô hình khác rất thú vị như sau:
 Miễn phí lúc đầu: Đây là việc cung cấp miễn phí các dịch vụ trong chừng mực nào đó, như khi khách hàng muốn có thêm các chức năng hoặc muốn bỏ quảng cáo thì họ phải trả tiền. Ví dụ như Evernote cho phép lưu trữ thông tin trên đám mây miễn phí, nhưng nếu chúng ta muốn dung lượng lớn hơn hoặc nhiều chức năng hơn thì phải trả phí 45 đô-la một năm.
 Nhãn cầu: Đây là việc cung cấp một nền tảng online để tạo ra hay chia sẻ nội dung nhằm thu hút người dùng. Mục tiêu là các nhãn hàng, những người cũng muốn tiếp cận nhóm người dùng này, và bạn có thể bán quảng cáo hoặc thu hút tài trợ từ nền tảng đó. Facebook và Huffington Post là những ví dụ của mô hình kinh doanh này.
 Hàng ảo: Hãy tưởng tượng việc thu tiền từ việc bán các mã code mà không phải tốn phí lưu kho hay vận chuyển – những thứ như hoa ảo, kiếm ảo, và các vật dụng khác cho các thành viên của một cộng đồng mạng. Đây là nghề kinh doanh hàng ảo. Con gái Guy Kawasaki đã từng chi đến 2.000 đô-la cho những vật phẩm trong một trò chơi trên iPhone, vì vậy ông biết điều này là có thể.
 Thợ thủ công: Hãng nội thất Thomas Moser là một ví dụ của mô hình này. Đây là một loại startup đặt ưu tiên hàng đầu cho chất lượng và sự khéo tay. Công ty có thể không lớn nhưng là tốt nhất trong lĩnh vực của mình… mặc dù với chợ thủ công rộng lớn như Etsy, bạn có thể không biết đến Thomas Moser.
***
Có lẽ bạn sẽ thường xuyên điều chỉnh mô hình kinh doanh của mình – và thực sự rất đáng lo nếu bạn không thay đổi hoặc thay đổi quá lớn. Một vài lời khuyên nữa sau đây sẽ giúp bạn trong quá trình xây dựng mô hình kinh doanh:
 Xác định thị trường ngách: Bạn mô tả khách hàng của mình càng cụ thể càng tốt. Nhiều doanh nhân e sợ việc tập trung quá hẹp hoặc quá cụ thể sẽ không mang lại tầm ảnh hưởng rộng lớn. Tuy nhiên những công ty thành công nhất cũng khởi đầu với việc tập trung vào một hoặc hai trị trường rồi trở nên lớn mạnh (thường là bất ngờ) bằng cách tiếp cận những thị trường khác.
 Duy trì sự đơn giản: Nếu bạn không thể mô tả mô hình kinh doanh của bạn trong 10 từ hoặc ít hơn thì bạn đang có một mô hình không tốt. Hãy tránh các biệt ngữ kinh tế nhàm chán (chiến lược, sứ mệnh tối thượng, tầm vóc toàn cầu, hợp lực, người tiên phong, có thể vươn cao, hạng thương gia…).
Ngôn ngữ kinh doanh không tạo ra mô hình kinh doanh. Hãy nghĩ về mô hình của eBay: Chỉ mất một khoản phí yết hàng cộng với tiền hoa hồng. Đơn giản thế thôi.
 Làm theo người khác: Việc kinh doanh đã có từ lâu rồi, vì vậy cho tới nay người ta đã sáng tạo ra gần như mọi mô hình kinh doanh. Bạn có thể sáng tạo về công nghệ, marketing, phân phối nhưng nỗ lực để đưa ra một mô hình kinh doanh mới thực sự là một sự đánh cược ngu ngốc. Hãy cố gắng liên hệ mô hình của bạn với một mô hình đã thành công và được hiểu rõ. Bạn còn phải đối mặt với vô số trận chiến khác.
 Mở rộng: Mô hình kinh doanh nào tạo ra cái bánh lớn hơn thay vì chiếm phần nhiều trong cái có sẵn sẽ tốt hơn cho startup. Điều này là vì khách hàng mong muốn được khám phá những sản phẩm có tính sáng tạo, ấn tượng và ít bị thu hút bởi những thứ giông giống nhau hay chỉ tốt hơn chút ít từ những startup khác.

Nguồn: Trường doanh nhân HBR

Không có nhận xét nào