[KINH DOANH] [QUẢN TRỊ] DESIGN THINKING - TƯ DUY GIẢI PHÁP ĐỘT PHÁ CHO BUSINESS - Blog KNVN - Kho kiến thức khởi nghiệp lớn nhất Việt Nam

Header Ads

[KINH DOANH] [QUẢN TRỊ] DESIGN THINKING - TƯ DUY GIẢI PHÁP ĐỘT PHÁ CHO BUSINESS

Thị trường không ngừng biến đổi mỗi ngày và cạnh tranh khốc liệt với nhau, điều này đòi hỏi doanh nghiệp luôn phải nghiên cứu và cho ra mắt những sản phẩm mới liên tục để đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Tuy nhiên, có rất nhiều thách thức và rủi ro mà các doanh nghiệp phải đối mặt trong suốt quá trình phát triển sản phẩm mới: tư duy lối mòn trong quá trình sáng tạo ra ý tưởng mới, đánh giá nhu cầu khách hàng một cách cảm tính. Hệ lụy là sản phẩm mới tạo ra không hiệu quả, không được khách hàng ưa thích dẫn đến doanh số rớt không phanh, doanh nghiệp bị trì hoãn.

Bên cạnh đó, trong bối cảnh tương lai không thể đoán được, doanh nghiệp càng kỳ vọng kiểm soát quy trình phát triển sản phẩm mới đáp ứng kỳ vọng khách hàng một cách chặt chẽ. Có một phương pháp được nhiều doanh nghiệp toàn cầu, như Pepsi, Nike, Apple, Google, Uber và Facebook áp dụng để phát triển năng lực lãnh đạo cho nhân sự. Chính là phương pháp Design Thinking - tư duy thiết kế.
Design Thinking là quá trình tư duy nhằm tiếp cận và giải quyết vấn đề dựa trên tư duy hình ảnh để hữu hình hóa giải pháp. Cho dù vấn đề đơn giản hay phức tạp, đặc biệt là các vấn đề trừu tượng, khó dự tính trong tương lai, Design Thinking vẫn giúp bạn giải quyết được bằng cách hiểu sâu các vấn đề liên quan đến con người, cách tiếp cận thực tế bằng tư duy hình ảnh và các phương thức kiểm tra.
Một quy trình Design Thinking bao gồm 5 bước: Empathize - Define problem - Ideate - Prototype - Test. Với 5 bước này, nhà lãnh đạo có thể thiết kế ra các phương pháp cụ thể và khả thi để giải quyết vấn đề của doanh nghiệp mình.
1. Đồng cảm (Empathize)
Design Thinking tìm kiếm giải pháp từ chính tư duy của người trực tiếp dùng sản phẩm. Điều này đòi hỏi nhà lãnh đạo phải tìm hiểu nhiều hơn về ngành của mình, thông qua các số liệu nghiên cứu thị trường, việc quan sát, trải nghiệm thực tế trong tình huống của khách hàng, để có cảm nhận sâu sắc và tư duy hợp lý hơn. Từ đó biết được khó khăn và động lực tiềm ẩn của khách hàng trước vấn đề đó là gì. Đồng cảm là điều cốt yếu trong Design Thinking, nó cho phép nhà lãnh đạo đặt sang một bên những nhận định chủ quan của mình, để đạt đến sự thấu hiểu sâu sắc về khách hàng và nhu cầu của họ.
Ví dụ, trong lĩnh vực công nghệ và điện tử, trải qua quá trình nghiên cứu, phân tích, lắng nghe và thấu hiểu khách hàng tiềm năng, bạn phát hiện ra họ có nhu cầu về những chiếc điện thoại công nghệ cao nhằm tiện lợi hơn cho việc sử dụng, và quan trọng hơn là nhu cầu chứng tỏ bản thân và thể hiện niềm đam mê với công nghệ qua việc sở hữu một chiếc điện thoại công nghệ cao. Từ nhu cầu đó bạn có thể bắt đầu đi sâu hơn vào các phương pháp triển khai sản phẩm mới.
2. Xác định vấn đề (Define problem)
Trong bước Xác Định Vấn Đề, các dữ liệu và thông tin thu thập được ở bước Đồng cảm sẽ được tổng hợp, liên kết lại với nhau để phân tích và xác định trọng tâm của vấn đề. Ở bước này, chủ doanh nghiệp nên nhìn nhận vấn đề với việc lấy con người làm trung tâm. Lối tư duy này nhấn mạnh vào việc xác định và phân tích vấn đề cốt lõi, từ đó đưa ra giải pháp tốt nhất.
Lấy ví dụ, thay vì xác định vấn đề theo mong muốn cá nhân của chủ doanh nghiệp hoặc theo nhu cầu của doanh nghiệp, như là “Chúng ta cần tăng 5% thị phần sản phẩm thực phẩm ở phân khúc các teen nữ,” thì có cách tốt hơn nhiều là định nghĩa vấn đề thành, “Các teen nữ cần ăn thức ăn bổ dưỡng để phát triển toàn diện, khỏe mạnh hơn.”
Ngoài ra, chủ doanh nghiệp còn có thể phác thảo ra sơ đồ liên kết giữa những dự báo, các thử thách, tình trạng hiện tại của vấn đề và cả mục tiêu muốn đạt đến. Từ sơ đồ này, bạn có thể điều chỉnh để đội ngũ của mình đi theo đúng hướng.
3. Tìm ý tưởng (Ideate)
Ở bước thứ ba của quy trình Design Thinking, tư duy của bạn đã sẵn sàng để tạo ra các ý tưởng sáng tạo. Với nền tảng thông tin và sự đồng cảm có được từ 2 bước Đồng cảm và Xác định vấn đề, chủ doanh nghiệp có thể bắt đầu “think outside the box” để khám phá ra các giải pháp mới mẻ và sáng tạo cho vấn đề. Có rất nhiều phương pháp tư duy bổ trợ cho bước này như: Brainstorm, Brainwrite, Worst Possible Idea, SCAMPER. Điều quan trọng ở bước này là tạo ra càng nhiều ý tưởng và giải pháp càng tốt. Chủ doanh nghiệp nên chọn một số phương pháp để nghiên cứu và kiểm tra tính khả thi của ý tưởng, từ đó tìm ra được cách tốt nhất.
4. Thiết kế mẫu để hữu hình hóa ý tưởng (Prototype)
Đây là bước mà bạn sẽ hữu hình hóa các ý tưởng của mình bằng những mô hình hay sản phẩm mẫu, từ đó có thể nghiên cứu tìm kiếm các giải pháp tốt nhất cho từng vấn đề đã đặt ra ở 3 bước trước. Các sản phẩm mẫu tại bước này có thể là: sản phẩm thức uống (nếu bạn đang làm trong lĩnh vực F&B), demo khóa học (nếu làm lĩnh vực về training & coaching),... Qua việc nghiên cứu, kiểm tra và phát triển dựa trên trải nghiệm và nhu cầu của khách hàng mà doanh nghiệp loại bỏ dần các sản phẩm không đạt yêu cầu. Ở bước này, doanh nghiệp sẽ nhận thức được những hạn chế, các vấn đề hiện hữu của sản phẩm rõ hơn, từ đó không ngừng cải tiến sản phẩm tốt hơn.
5. Kiểm tra (Test)
Đây là bước cuối cùng của quy trình 5 bước, nhưng trong một quá trình Design Thinking thực tế, bước này thường lặp đi lặp lại. Thậm chí trong suốt giai đoạn này, cần phải liên tục thử nghiệm và thu thập phản hồi từ người dùng để tiếp tục cải tiến sản phẩm, dịch vụ. Các phản hồi là yếu tố quan trọng để phát triển và hoàn thiện giải pháp. Vì giải pháp có thể phù hợp hôm nay nhưng lại trở nên vô dụng vào hôm sau. Vì vậy, chủ doanh nghiệp cần bám sát thực tế và đảm bảo có những thay đổi phù hợp để tạo ra những sản phẩm thực sự chất lượng và giải quyết được các vấn đề của khách hàng.
Design thinking là 1 vòng lặp được thực hiện liên tục, chỉ cần chủ doanh nghiệp hườm hườm 1 ý tưởng sản phẩm có khả năng chiến thắng 60% là có thể thiết kế mẫu & test với khách hàng, và cải tiến liên tục sẽ dựa trên nền tảng phản hồi thực tế. Design thinking không những giúp sáng tạo ra giải pháp đột phá mà còn giúp đẩy nhanh quy trình tung sản phẩm nói riêng

Nguồn: Dương Thị Thanh Ngân - thành viên khởi nghiệp Việt Nam

Không có nhận xét nào