ÁM ẢNH BỞI MỘT THẾ HỆ ĐI MUỘN - Blog KNVN - Kho kiến thức khởi nghiệp lớn nhất Việt Nam

Header Ads

ÁM ẢNH BỞI MỘT THẾ HỆ ĐI MUỘN


Theo một báo cáo của Công ty Heathrow Express, những người hay đi làm việc trễ nải khiến nền kinh tế Anh chịu tổn thất đến 11,7 tỉ USD.
Trong khi đó, theo một báo cáo năm 2018 của tạp chí Inc, tình trạng đi làm trễ giờ khiến 2 bang New York và California tại Mỹ bị thiệt hại 700 triệu USD và 1 tỉ USD.

Ông Makoto Wantanabe, chuyên gia tại Trường ĐH Hokkaido Bunkyo (Nhật Bản) nhận định sự đúng giờ gắn liền với hiệu suất làm việc tại các doanh nghiệp, điều này không chỉ ông mà rất nhiều chuyên gia kinh tế và các nghiên cứu đã chứng minh rằng "Nếu người lao động đến muộn, công ty sẽ thiệt hại".
Chính vì thế mà Nhật Bản đang là quốc gia bị ám ảnh với đến muộn. Người ta lên án sự chậm trễ một cách kịch liệt. Chỉ với 3 phút đến muộn trong một cuộc họp Quốc hội, Bộ trưởng An ninh mạng và Thế vận hội Yoshitaka Sakurada bị liên quan đến vụ bê bối và phải lên tiếng xin lỗi cả nước. Còn nhớ hồi năm 2018, Công ty Đường sắt JR-West đã hứng chịu làn sóng chỉ trích vì một chuyến tàu của họ rời ga sớm 25 giây.
Thế mới thấy được rằng Nhật Bản quyết liệt như thế nào trong việc đến muộn. Họ cho rằng việc đến muộn là một hành động ăn cắp, ăn cắp thời gian của người khác, ăn cắp tiền bạc của tổ chức, ăn cắp năng suất của cả xã hội.
Đó chính là một chính những lý do cùng xuất phát điểm với những nước bị chiến tránh tàn phá khốc liệt nhưng Nhật Bản có thể vùng lên nhanh chóng và phát triển mạnh mẽ đến bây giờ.
Thế nhưng ngược lại hoàn toàn với Nhật Bản, các quốc gia khác trong đó có chúng ta đang bị ám ảnh bởi một thế hệ trẻ có quá nhiều người đi muộn, và họ có thể đi muộn trong bất kỳ hoàn cảnh nào.
- Đi học cũng đi muộn
- Đi làm cũng đi muộn
- Café, xem phim hay đi chơi với bạn bè cũng muộn hẹn
Việc đi muộn của họ không những thể hiện việc họ không tôn trọng chính mình, không tôn trọng người khác, mà biến chính họ thành những người ăn cắp, ăn cắp thời gian, tiền bạc và thời gian của người khác, của tổ chức và rộng hơn là toàn xã hội.
Có một câu hỏi gửi đến những người “chậm trễ”: Nếu chỉ có mỗi việc đúng giờ bạn cũng không làm được, thì thử hỏi sau này bạn làm được chuyện gì to tát, làm được chuyện gì cho mình, cho đời?

Nguồn: trường doanh nhân HBR

Không có nhận xét nào