ỨNG DỤNG BINH PHÁP TÔN TỬ TRONG KINH DOANH HIỆN ĐẠI P1 - Blog KNVN - Kho kiến thức khởi nghiệp lớn nhất Việt Nam

Header Ads

ỨNG DỤNG BINH PHÁP TÔN TỬ TRONG KINH DOANH HIỆN ĐẠI P1


Hoa Kỳ, Trung Quốc hay tất cả các nước trên thế giới đã đem Binh pháp Tôn Tử ứng dụng rộng rãi vào lĩnh vực quản lý kinh tế. Claude S. Gorge trong tác phẩm Lịch sử tư tưởng quản lý (The History of Managerial Thoughts) xuất bản năm 1972, đã nhận xét về giá trị to lớn của lý thuyết dùng người trong Binh pháp Tôn Tử đối với vấn đề quản lý doanh nghiệp hiện đại. Ông viết rằng: Nếu muốn trở thành nhân tài về quản lý, bạn nhất định phải đọc Binh pháp Tôn Tử.
Ngày nay khi nhắc tới Binh Pháp Tôn Tử thì hầu hết chúng ta đều liên tưởng qua lĩnh vực lãnh đạo và quản trị ở tất cả các lĩnh vực. Các nhà lãnh đạo, chiến lược gia, chuyên gia đều phải am hiểu các kế sách này để phục vụ cho công việc của mình. Giá trị về mặt thực dụng của 36 kế sách này vẫn tồn tại như một triết lý sống VĨNH CỬU....



1. Dương đông kích tây (Đánh lạc hướng đối phương)

Kế “Dương đông kích tây” là reo hò giả vờ như thật sự đánh vào phía đông, nhưng chủ yếu lại đánh vào phía tây. Kế này nhằm chuyển mục tiêu để lừa dối đối phương, khiến cho địch sơ ý, lừa lúc bất ý tấn công kẻ không chuẩn bị.

Có nhiều cách thức để thực hiện kế này, như:
– Tạo tin đồn. – Làm rối tai rối mắt địch. – Buộc đối phương lo nhiều mặt. – Mê hoặc ý chí của địch. – Nghi binh. – Làm phân tán lực lượng đối phương. – Làm yếu lực lượng đối phương, lực lượng phòng vệ địch.
Nguyên tắc của ” Dương đông kích tây” là bí mật và chủ động.
Doanh nghiệp ứng dụng kế này thành công nhất có thể nói là coca cola.
Coca Cola là hãng đồ uống nổi tiếng của Mỹ. Năm 1984, Coca Cola đột nhiên tuyên bố phải thay đổi công thức pha chế cũ đã tồn tại suốt 99 năm, và muốn áp dụng công thức pha chế mới tạo ra. Tình hình này làm cho các đối thủ của Coca – Cola rất vui mừng, họ cho rằng cách làm của Coca Cola là một thất bại to lớn trong lịch sử kinh doanh nước Mỹ, từ đó họ ra sức tuyên truyền, quảng bá, kêu gọi mọi người chuyển sang đồ uống theo công thức truyền thống của các nhãn hiệu cũ.

Sau khi tuyên bố thay đổi công thức pha chế đã thu hút được sự quan tâm của rất nhiều người, Coca Cola lại ra một tuyên bố mới: Tôn trọng nhu cầu của khách hàng, công ty sẽ cùng sản xuất cả hai loại công thức cũ và loại công thức mới. Người tiêu dùng ưa thích Coca Cola trên toàn nước Mỹ đều hết sức vui mừng, họ đổ xô đi uống Coca Cola nhãn hiệu cũ, đồng thời cũng tranh nhau mua sản phẩm Coca Cola nhãn hiệu mới để so sánh chất lượng. Chỉ trong một thời gian cơn sốt Coca Cola được dấy lên mạnh mẽ, kéo theo lượng tiêu thụ sản phẩm của Coca Cola tăng thêm 8% so với cùng kỳ năm trước. Mỗi một cổ phiếu của công ty cũng tăng thêm 2,57 đô la.




2. Điệu hổ ly sơn (Dụ hổ ra khỏi rừng)
Kế “Điệu hổ ly sơn” là nhử, dụ hay khuấy động làm cho con hổ ra khỏi rừng.
Kế “Điệu hổ ly sơn” có hai lối: Một là nhử hổ ra khỏi rừng để dễ dàng giết hổ. Hai là đuổi hổ đi để dễ bắt giết những loại hồ ly vẫn dựa oai hổ mà hoành hành.
Cốt lõi kế sách trong kinh doanh 
Con Hổ là chúa sơn lâm, khi xuống đồng bằng, hổ hóa thành trâu. Anh hùng nhất khoảnh, nếu rời khỏi chỗ đứng sở trường ắt dễ thất bại.
Ý nghĩa vận dụng trong kinh doanh
Trong kinh doanh, người làm ăn phải luôn chú ý phát huy thế mạnh của mình, không được rời bỏ lĩnh vực hay địa bàn kinh doanh sở trường của mình để vội vã lao vào những lĩnh vực, địa bàn mới lạ. Nếu không rất dễ thất bại.
Nhắc tới kế này thì ta nhắc tới tình huống sau:
Thất bại khi có các sản phẩm không phù hợp với công ty.
General Foods Corporation là một tập đoàn sản xuất thực phẩm vào năm 1967, tập đoàn đã bỏ ra 16 triệu USD ( tương đương với 160 triệu USD bây giờ) để thu mua hệ thống Burger Chef (một chuỗi 700 nhà hàng thức ăn nhanh) và tăng chuỗi cửa hàng lên đến 1000 nhà hàng trong 2 năm.
Quả nhiên, 3 năm sau, họ đã can đảm quyết định cắt bớt việc kinh doanh này và chịu lỗ 83 triệu USD. Công việc duy nhất họ có thể làm là bán đi hoặc cho đóng cửa tất cả các cửa hàng. Để giải thích cho sự thua lỗ khổng lồ này, tổng giám đốc của GF thú nhận là họ không thông thạo công việc kinh doanh nhà hàng.
Đang là chúa sơn lâm trong cánh rừng sản xuất thực phẩm, GF mải mê xuống đồng bằng và đã thất bại thảm hại, thiệt hại 83 triệu USD mà trong thời điểm hiện nay là gần 1tỷ USD, con số là rất lớn. Quả là bài học nhớ đời cho GF.



4. Vô trung sinh hữu (Không có mà làm thành có)“Biến không thành có” thực chất là kế sách tạo dựng danh tiếng giúp cho người làm kinh doanh nhanh chóng định vị tên tuổi, phát triển thị trường trên cơ sở những giá trị sử dụng đích thực của những sản phẩm và dịch vụ mà mình đang nắm giữ
Ứng dụng của kế này trong kinh doanh
Năm 2006, hãng xe thể thao Porsche đã bỏ tiền mua một lượng lớn cổ phiếu của Volkswagen, không phải do ý định thâu tóm Volkswagen. Nhưng thiên hạ thì đồn rằng Porsche sẽ mua Volkswagen, thị trường đã “dậy sóng” khi các nhà quản lý quỹ đầu cơ đua nhau mua cổ phiếu Volkswagen. Giá trị công ty nhờ đó tăng vọt và nhanh chóng được xếp vào hàng một trong những doanh nghiệp đắt giá nhất thế giới. Porsche đã kiếm được khoảng 30-40 triệu euro từ quyết định này.





5. Tiên phát chế nhân (Ra tay trước để chế phục đối phương)“Tiên phát chế nhân” là ra tay trước để dành chiếm ưu thế, để đoạt lợi, để bắt lấy sự chiến thắng.
Kế “Tiên phát chế nhân” là không nói quá xa, viễn vông, mà phải nhìn vào thực tế gần nhất.
Áp dụng thủ đoạn “chớp nhoáng” không cho địch kịp trở tay, không cho dư luận phản ứng kịp..

Một ứng dụng kinh điển trong kinh doanh
Robert Taylor: Chặn nguồn cung của đối thủ
Vào những năm 70 của thế kỷ XX, sản phẩm xà phòng nước mới có trên thị trường và được bán ra bởi một công ty nhỏ có tên Minnetonka. Minnetonka quyết định mở rộng quy mô. Quyết định của Minnetonka khiến các doanh nghiệp lớn để ý, họ có nguy cơ mất thị trường vào tay các đối thủ có lợi thế về phân phối và quảng cáo.

Robert Taylor, ông chủ của Minnetonka lúc bấy giờ đã chi 12 triệu USD – một số tiền lớn gấp nhiều lần thị giá công ty – để mua lại hết sản lượng trong 1 đến 2 năm của các nhà máy sản xuất bơm nhựa – loại phụ kiện để dùng cho xà phòng nước. Thương vụ đã tiệt đường làm ăn của các ông lớn, giúp Taylor nắm được thị phần lớn trong tay. Sau này công ty đã được Hãng Colgate Palmolive danh tiếng mua lại.







6. Tá đao sát nhân (Mượn đao để giết người) hay người Việt có (câu mượn gió bẻ măng)Cốt lõi của kế: Tay thì yếu mà măng thì cứng, mượn chiều gió thổi lựa thế bẻ măng. Đó chính là việc chớp thời cơ tận dụng ngoại lực để tăng sức mạnh của mình.
Ý nghĩa vận dụng trong kinh doanh
Trong kinh doanh, nhất là đối với những doanh nghiệp vừa và nhỏ, kế này đặc biệt quan trọng để chớp cơ hội kinh doanh phát triển thị trường. Trên thị trường lúc nào cũng có những cơ hội như những cơn gió mạnh giúp ta bẻ được những đọt măng lớn. Nhưng phải nhìn ra và phải chớp thời cơ mới giành được cơ hội đó. Trong cuộc sống, có nhiều nhà kinh doanh hoặc lo ngại, nhìn trước nhìn sau, không dám ra tay, hoặc bước đi chậm chạp làm lỡ mất thời cơ, hối lại đã muộn. Chỉ có những doanh nhân cao kiến, có con mắt tinh đời, nắm chắc thời cơ, nhanh chóng xuất kích mới có thể làm nên chuyện lớn.

Chiến thắng ngoạn mục của FPT thông qua kế “mượn gió bẻ măng”
Tháng 7/2003, dịch vụ Internet tốc độ cao ADSL chính thức được cung cấp tại Việt Nam trong khi nhà cung cấp chủ lực là VNN chiếm tới 70% thị phần, FPT chỉ chiếm 30%.
Với mạng điện thoại phủ khắp nơi, VNN cung cấp ADSL trên cơ sở hạ tầng có sẵn rất thuận lợi. Nhưng do lượng khách hàng tăng vọt quá nhanh đã khiến cho việc cung ứng của VNN quá tải, khách hàng đăng ký Mega VNN phải chờ đợi một thời gian để VNN lắp đặt thêm cơ sở hạ tầng mới.
Chớp thời cơ này, FPT với cam kết đảm bảo thời hạn cung cấp dịch vụ cho khách hàng tối đa trong vòng 7 ngày. Chỉ trong một thời gian ngắn, nhờ sự năng động, linh hoạt trong triển khai chiến lược kinh doanh, lượng khách hàng mới của FPT đã tăng lên đáng kể và trở thành đối thủ đáng gờm của VNN.






7. Man thiên quá hải : Dấu trời vượt biển”Kế “Man thiên” đem áp dụng thực hiện được cả hai mặt: tiêu cực lẫn tích cực.
Tích cực là đem ánh sáng đến cho một tình thế mờ mịt. Tiêu cực là lẩn tránh một tai họa, là lợi dụng cơ hội sơ hở của địch để thoát bí.
Cốt lõi kế sách
Trong thực tế cuộc sống có những hoàn cảnh buộc ta phải biết khéo léo che ẩn đi ý đồ của mình để tìm tới thành công một cách xác đáng.
Ý nghĩa vận dụng trong kinh doanh
Che giấu bí mật kinh doanh bằng cách làm cho đối thủ cạnh tranh mất cảnh giác vì tưởng là đã hiểu rõ và làm chủ được tình hình. Từ đó, chủ động giành lấy thắng lợi.

Chúng ta có thể nhận thấy kế này trong Phi vụ sáp nhập khổng lồ giữa Interbrew và Ambrev.
Interbrew là tập đoàn bia có truyền thống rất lâu đời của Bỉ. Tuy nhiên việc tập đoàn này sáp nhập với tập đoàn Ambrev để trở thành hãng bia số 1 thế giới là một bất ngờ lớn. Với tham vọng bành trướng trên toàn cầu, John Brock – người đứng đầu tập đoàn bia Interbrew đã lựa chọn phương pháp mua tập đoàn Ambrew. Ambrev là tập đoàn bia có thị phần thứ 5 trên thế giới (sự sáp nhập của hai hãng bia lớn nhất của Nam Mỹ là Brahma và Anarctica).
Để thực hiện vụ sáp nhập này một cách trót lọt, tránh gây ra những chú ý. John Brock một mặt tìm các phương pháp tài chính thích hợp để đàm phán thành công, một mặt ông đã khéo léo dập tắt mọi dư luận có thể liên quan đến việc sáp nhập đó.
Sau khi sáp nhập với Tập đoàn bia Ambrev của Braxin, ngay từ đầu năm 2004 Interbrew đã chính thức được thừa nhận là vị khổng lồ mới trong làng bia. Mỗi năm Interbrew sản xuất ra tới 190 triệu hecto lít bia. Cùng với giá trị chung của tập đoàn lên tới 19 tỉ Euro thì thị phần bia 14% trên toàn thế giới mà tập đoàn này đang có được là những con số khổng lồ mà các đại gia bia hiện nay không thể sánh được.
*Cách thức áp dụng kế sách
Đây là phi vụ điển hình cho việc phải giữ kín ý đồ kinh doanh của mình. Trong ví dụ này, ông John Bruck đã thành công trong việc che giấu ý đồ kinh doanh của mình. Ông đã hoàn toàn giữ kín được dự định quan trọng của mình để thành công trong việc biến Interbrew trở thành một tập đoàn bia lớn nhất trên thế giới.

Còn tiếp...
Nguồn: DNSG

Không có nhận xét nào