ĐẰNG SAU SỰ ƯU TÚ CỦA MỖI NGƯỜI ĐỀU LÀ NHỮNG BÀI HỌC VỀ KHỔ LUYỆN - Blog KNVN - Kho kiến thức khởi nghiệp lớn nhất Việt Nam

Header Ads

ĐẰNG SAU SỰ ƯU TÚ CỦA MỖI NGƯỜI ĐỀU LÀ NHỮNG BÀI HỌC VỀ KHỔ LUYỆN




Người ôm chí lớn trong lòng, xưa nay thường là người rất tự kỷ luật. Người biết tự kỷ luật, vừa đáng sợ, vừa đáng kính, nếu như là bạn đồng hành, bạn sẽ học được tính tự kỷ luật từ họ; nếu như là đối thủ, bạn phải chuẩn bị tâm lý thật đầy đủ.


Trước đây vẫn luôn cho rằng đường đời ngắn ngủi, phải kịp thời hưởng lạc. Ngày nay có câu “rượu hôm nay, hôm nay say, người không phong lưu lãng phí tuổi trẻ”. Cho đến sau này, mới dần dần phát hiện, mỗi một hành vi không tự kỷ luật, đều sẽ đem đến cho bạn đau khổ càng lớn hơn. Đừng làm nô lệ của dục vọng, vì tự kỷ luật có thể giúp chúng ta sống ở tầng cao hơn.
Con người vì sao phải tự kỷ luật?
Rất nhiều lúc chúng ta chỉ nhìn thấy sự ưu tú ở bề mặt của người khác, mà thường bỏ qua nỗ lực đến mức như tự làm khổ mình của họ.
Một người tự kỷ luật đến tận xương tủy, nhìn bề ngoài tưởng chừng là vô vị. Trong lúc người khác đi vui chơi thì một mình ở tại chỗ đọc sách; khi người khác tận hưởng thức ăn ngon thì ở trong phòng thể dục mồ hôi ra như mưa; vào cuối tuần, rất nhiều người lười biếng ngủ tới trưa, anh ta vẫn y như trước mà dậy sớm, chạy bộ, đọc sách, làm việc,…
Người như thế, không chỉ trông có vẻ vô vị, thậm chí cảm giác như có xu hướng tự làm khổ, sống không có chút thoải mái và tự do. Nhưng sự thật là người biết tự kỷ luật tự do hơn rất nhiều so với người không tự kỷ luật.
Nếu như bạn mải mê tùy ý ham muốn, lúc phải để tâm thì lo vui chơi, không biết tự nỗ lực, người khác chơi bạn cũng chơi, người khác nỗ lực bạn vẫn đang chơi, vẫn phóng túng bản thân như trước. Như vậy, người không có kỷ luật như bạn, bây giờ nhìn thì có vẻ là tự do, nhưng bạn sẽ phát hiện bản thân càng sống càng không có tự do, không có tư cách để chọn lựa.
Có người từng nói: “Cái gọi là tự do không phải tùy ý ham muốn, mà là biết tự làm chủ”. Càng tự kỷ luật, lời nói càng có trọng lượng, thân thể và đường đời cũng vậy. Một ngày, hai ngày có thể nhìn không ra, một tháng, hai tháng có lẽ vẫn chưa nhìn ra, nhưng một năm, hai năm, thậm chí mười năm, hai mươi năm, người tự kỷ luật và người không tự kỷ luật, rốt cuộc đi trên con đường khác nhau.
Cho đi và nhận lại là cân xứng, khi lượng biến đổi đủ rồi mới có thể thay đổi chất. Đây là lý do vì sao một người phải tự kỷ luật, ở bên cạnh mơ ước của mình, chính là đơn giản vì tương lai của bản thân có thể thực sự tự do một chút, đối với cơ thể và đường đời đều tự do một chút.
Đúng vậy! Người càng tự kỷ luật càng hiểu rõ bản thân thực sự muốn điều gì, cho nên mới không thể đem thời gian và sức lực lãng phí một cách không có ý nghĩa trên sự việc, mà thực sự tận dụng từng li từng tí thời gian để giúp bản thân trưởng thành
Càng tự kỷ luật, càng ưu tú
Rất nhiều người cứ nói phải tự kỷ luật, nhưng người có thể kiên trì mà tự kỷ luật rất ít, cũng giống như leo lên một ngọn núi cao hiểm trở, càng lên gần đỉnh núi, số người có thể nỗ lực kiên trì tiến về phía trước càng ít. Kiên trì tốt chính là một loại tự kỷ luật.
Tác giả người Nhật Bản Haruki Murakami bắt đầu viết lách từ tuổi 30, đến nay đã sắp viết được 40 năm, sáng tác ra một lượng lớn tác phẩm kinh điển lại giá trị cao. Haruki Murakami có thói quen viết lách, mỗi ngày ông chỉ viết 4000 chữ, một trang giấy 400 chữ, mỗi ngày viết được 10 trang thì dừng lại.
Ngoài ra, mỗi ngày ông có thể dành ra một tiếng đồng hồ ra ngoài chạy bộ, kiên trì như vậy, chính là một loại tự kỷ luật cao độ, để đủ sức lực tiếp tục tạo ra các tác phẩm ưu tú.
Sự tự kỷ luật của thương nhân càng đáng sợ hơn, Lý Gia Thành có thể thành công đến thế, vẫn kiên trì thói quen như trước, mỗi ngày sau khi ăn cơm tối xem ti vi tiếng Anh, không chỉ xem, còn lớn tiếng đọc ra, sợ bản thân bị tụt hậu; mỗi ngày trước khi đi ngủ vẫn kiên trì đọc sách.
Những thương nhân thành công có tính tự kỷ luật như Lý Gia Thành rất nhiều. Bill Gates trong mấy mươi năm nay vẫn kiên trì mỗi tuần xem ít nhất hai quyển sách. Rất nhiều trường hợp không phải ưu tú mới tự kỷ luật, mà là bạn tự kỷ luật rồi, mới có thể trở thành ưu tú. Như vậy, những người tự kỷ luật đó ngay cả trời cao cũng không nỡ lòng bỏ rơi họ.
Người thực sự có thể trông ra xa, trèo lên đỉnh cao, luôn luôn là người không mông lung, kiên trì mà tiến về phía trước. Mong rằng chúng ta thực sự trở thành người biết tự kỷ luật, đạt được cuộc sống chúng ta mong muốn. Đường đời không có con đường nào gần, nhưng mỗi bước bạn đi đều có ý nghĩa. Càng cố gắng, càng nỗ lực, càng tự kỷ luật, càng ưu tú.


Nguồn: Tinh hoa

Không có nhận xét nào