PHẦN CUỐI : CEO hình mẫu bậc "Quân tử" - Blog KNVN - Kho kiến thức khởi nghiệp lớn nhất Việt Nam

Header Ads

PHẦN CUỐI : CEO hình mẫu bậc "Quân tử"




“...Sao không là gió là mây để thấy trời bao la
Sao không là phù sa dâng mỡ màu cho hoa
Sao không là bài ca của tình yêu đôi lứa
Sao không là mặt trời gieo hạt nắng vô tư ?...” (Khát Vọng)

PHẦN 3: MỘT SỐ KĨ NĂNG

Tôn Tử binh pháp có câu:” hiểu người, hiểu mình – Trăm trận, trăm thắng”. Do vậy, Manager cần biết mình đã có những gì và cần phải trau dồi những gì để trở thành nhà lãnh đạo và quản lí tốt là điều cần thiết.

Dưới đây là một số gợi ý cơ bản:

1. Hiểu được bản thân:

Manager phải biết khai thác và phát huy thế mạnh, trau dồi hoặc tìm phương án để khắc phục hạn chế/điểm yếu. Hiểu được bản thân sẽ khiến Manager trở nên tự tin, mạnh mẽ để dẫn dắt tập thể của mình.

2. Khiêm nhường:

Đây là đức tính cần thiết của Manager, vì nếu không khiêm nhường, Manager sẽ trở nên kiêu ngạo. Mọi hành động có liên quan đến sự tồn vong của tập thể nếu bị quyết định bởi một Manager kiêu ngạo sẽ khiến tập thể sụp đổ. Hành động ấy có thể là quyết định liên quan đến chiến lược, có thể là thái độ mà nhân viên cấp dưới bắt chước, có thể là cách cư xử trong quan hệ với mọi người xung quanh…
Đức Chúa có dạy:” con hãy khiêm tốn thật lòng”.
Do vậy, khiêm nhường sẽ khiến Manager trở nên đáng kính.

3. Làm gương:

Manager được xem là “người cầm cờ”, do vậy, mọi ánh mắt và hành động của nhân viên sẽ hướng theo Manager. Trong chừng mực nào đó, lãnh đạo làm như thế nào thì thuộc cấp sẽ hành động như thế ấy.

4. Chú trọng đến phương pháp khoa học nhằm đạt hiệu quả cao:

Đối với cá nhân Manager, không có phương pháp khoa học, công việc sẽ không đạt hiệu quả, thậm chí thất bại.
Đối với tập thể, không có phương pháp khoa học tập thể sẽ không nâng cao được năng suất, không hạn chế được rủi ro, xuất hiện nhiều chi phí ẩn, không đủ sức cạnh tranh với thị trường.

5. Luôn tìm tòi sáng tạo, không ngừng học hỏi:

Sáng tạo và không ngừng học hỏi là yếu tố cần thiết để dành chiến thắng trong cạnh tranh, sáng tạo sẽ khiến tập thể luôn đổi mới phù hợp với thời đại, nhất là trong thời đại ngày nay: sự thay đổi diển ra hằng ngày, hằng giờ.
Không ngừng học hỏi là một yêu cầu không chỉ dành cho bất cứ một ai trong mọi thời đại để tồn tại và phát triển.

6. Hiểu tâm lí:

Hiểu tâm lí là yếu tố quan trọng để Manager thúc đẩy nhân viên của mình, giải quyết được tâm tư, khúc mắc của nhân viên nhằm duy trì tinh thần làm việc tốt của nhân viên.
Mỗi nhân viên như một mắt xích trong chuỗi mắt xích, do vậy, nếu nhân viên có “vấn đề” chuỗi sẽ có “vấn đề”.

7. Có lòng trắc ẩn:

Lòng trắc ẩn chính là tình cảm sẽ khiến Manager trăn trở và hành động để giải quyết hoặc đáp ứng nhu cầu, tình cảm, tâm tư của nhân viên mình khi Manager hiểu được. Chỉ có tình cảm sâu sắc của Manager dành cho nhân viên mới khiến Manager hành động vì họ.

8. Lạc quan và khao khát chiến thắng:

Nếu không lạc quan và khao khát chiến thắng thì sẽ không chiến thắng.
Nhân viên sẽ không tin tưởng, không làm việc hết mình và nghe theo lãnh đạo nếu người lãnh đạo không có niềm tin chiến thắng.

9. Khả năng truyền cảm hứng (truyền “lữa”), truyền khát khao chiến thắng cho toàn bộ nhân viên:

Để hành động không chỉ có lãnh đạo lạc quan và khao khát chiến thắng mà phải là toàn bộ tập thể. Nếu toàn bộ tập thể cùng khát khao chiến thắng, điều đó sẽ nâng cao sức mạnh chung của tập thể. Như vậy, khơi nguồn từ lãnh đạo, những niềm tin và hi vọng cần được truyền đến tận cùng khắp mọi thành viên.
Kỹ năng truyền cảm hứng là điều hết sức cần thiết.
Tóm lại, những yếu tố chính yếu mà Manager phải nắm rỏ:
 Mục tiêu tập thể.
 Tinh thần làm việc.
 Khả năng làm việc.
 Phương pháp làm việc.
Trên đây chỉ là đôi nét về kĩ năng lãnh đạo và quản lí. Để quản lí thành công, Manager cần nắm nhiều yếu tố khác nữa như:
Kĩ năng chuyên môn: không thể quản li tốt một tập thể mà Manager không nắm rỏ được tập thể ấy đang làm gì. Có thể Manager không phải là người giỏi chuyên môn nhất, nhưng bằng các kĩ năng quản lý, Manager không được để nhân viên cấp dưới nghĩ rằng “sếp của mình chẳng biết gì”.
Kĩ năng nghiệp vụ: ngoại ngữ, vi tính, khả năng giao tiếp, đàm phán và thuyết phục...
Kĩ năng liên quan (nếu cần) như tài chính, kế toán...., hiểu biết và nhạy bén về thị trường, chiến lược, mối quan hệ với đối tác, nhà cung cấp...
Kĩ năng tư duy : phân tích, tổng hợp, logic, phán đoán...
Có thể mượn tâm sự này để nói về những người có khát vọng lớn, mà thường những nhà lãnh đạo chân chính:
“...Sao không là gió là mây để thấy trời bao la
Sao không là phù sa dâng mỡ màu cho hoa
Sao không là bài ca của tình yêu đôi lứa
Sao không là mặt trời gieo hạt nắng vô tư ?...” (Khát Vọng)


Và để làm như thế thì quy tắc phải thực hiện là:
“Thành ý - Chính tâm - Cách vật - Trí tri - Tu thân - tề gia - trị quốc - bình thiên hạ” (ST)

Tác giả: Peter Hoàng Hùng - thành viên khởi nghiệp Việt Nam

Không có nhận xét nào