CÁCH GIAO TIẾP HIỆU QUẢ TRONG CÔNG VIỀC - Blog KNVN - Kho kiến thức khởi nghiệp lớn nhất Việt Nam

Header Ads

CÁCH GIAO TIẾP HIỆU QUẢ TRONG CÔNG VIỀC



Tựa đề cuốn sách mới ra của Karen Friedman không hoàn toàn chỉ để câu khách. Im lặng

hay nói ra: Những thủ thuật giao tiếp trong kinh doanh để vượt qua những thử thách và tác

động tới người nghe ghi lại triết lý không hề ngớ ngẩn chút nào của bà về cách tốt nhất để đi

thẳng vào vấn đề được rút ra từ 38 năm kinh nghiệm trong truyền thông. Là một phóng viên

truyền hình, bà đã làm việc tại các trạm phát sóng địa phương tại nhiều thành phố từ

Milwaukee cho taowis Huntsville, Ala. Trong 18 năm qua, bà đã quản lý Công ty Karen

Friedman – một công ty đào tạo giao tiếp tại Philadelphia.









Vậy bà đã áp dụng những ý tưởng của mình tại nơi làm việc như thế nào? Với một giọng

nói mạnh mẽ, tươi tắn có pha chút âm vực của người Philadelphia, bà nói rằng quy tắc số

một mà bà đã thu được sau hai mươi năm trong nghề phóng viên truyền hình đó là: “Quan

trọng là vấn đề phải được nói thẳng và chính xác hết mức có thể”. Theo quan sát của bà, sự

mập mờ là điều thường thấy tại các nơi làm việc. Châm ngôn của bà là bám theo nguyên

tắc của nghề phát thanh viên luôn chỉ rõ ai, cái gì, ở đâu, khi nào và tại sao.

Cấp trên có thể cũng mơ hồ như cấp dưới của họ. Friedman nói “Các ông chủ thường nói

‘Anh có thể làm bản báo cáo cho tôi không? Báo cáo đó rất quan trọng, và tôi muốn nhận

được nó’”. Có chuyển tải yêu cầu đó theo một cách hiệu quả hơn như: “Anh có thể gửi báo

cáo đó đó tôi chứ? Tôi muốn thấy nó trên bàn làm việc của mình trước 5 giờ chiều thứ sáu

tuần này.”

Một thủ thuật khác Friedman rút ra từ nghề phát thanh viên là tập trung vào tiêu đề. Rất

nhiều người chỉ để ý tới bản chi tiết tràng giang đại hải. Bà giải thích rằng “Người khác

không cần biết mọi thứ mà chúng ta biết. Hãy nghĩ xem điểm quan trọng nhất cần đề cập là

gì, đó chính là ý trọng điểm. Giả dụ như máy tính của bạn bị hỏng và chuông báo cháy reo,

bạn nghĩ người ta sẽ cần nghe thông tin nào?”

Thái độ trong lúc nói cũng rất quan trọng. Friedman nói rằng “Điều bạn muốn nói không chỉ

thể hiện qua những lời bạn nói. Mà nó được thể hiện qua tất cả những gì bạn làm.” Nếu bạn

đứng rũ vai, tay đút trong túi quần, chân đi quèn quẹt và không nhìn vào mắt người đối diện

thì họ sẽ nghĩ rằng bạn không muốn giao tiếp với họ. Friedman khuyên bạn hãy dời mắt và

bỏ tay ra khỏi thiết bị điện tử của mình. “Hãy tưởng tượng đồng nghiệp của bạn là đứa con

năm tuổi đáng yêu của bạn. Nếu con bé bước vào văn phòng chắc chắn bạn sẽ bỏ hết mọi

thứ sang một bên vì nó.”

Hãy nhớ rằng thế giới này không quay xung quanh bạn. Đây là bài học nhớ đời của

Friedman từ thế giới truyền hình bị chi phổi bởi bản ngã cá nhân. Nếu mở lòng với những ý

kiến và cách nhìn khác, bạn sẽ dễ dàng truyền đạt ý nghĩ của mình. Bà gợi ý rằng “Hãy tiến

hành bỏ phiếu trong cuộc họp tiếp theo của bạn và phân loại các ý kiến.”

Hãy hỏi những câu hỏi mở. Chúng có thể tiết kiệm thời gian và làm rõ xem người khác đã

hiểu những gì để tránh sự hiểu nhầm. Chẳng hạn như: “Tôi không chắc mình đã hiểu hết

những gì anh nói, anh có thể cho tôi một ví dụ chứ?”

Friedman cũng tâm đắc với ý niệm rằng nếu không thể nói những lời tốt đẹp thì bạn không

nên nói gì hết. “Đừng nói xấu saulưng đồng nghiệp của mình. Điều đó cho thấy bạn là một

kẻ chuyên tám chuyện và không đáng tin cậy.” Có thể bạn nghĩ mình chỉ đang mua vui hay

tạo sự gần gũi với người khác, nhưng “khi thất bại bạn sẽ gặp lại những người đã gặp lúc

bạn thành công.”

Một quy tắc khác của Friedman đó là: Không bịa đặt. Nếu phải thông báo một tin xấu thì hãy

nói đúng sự thật. Cắt giảm nhân viên hay thắt chặt chi tiêu có thể là chuyện khó nói, nhưng

trong trình huống bạn bắt buộc phải truyền đạt những thông tin như vậy, thì nhân viên và

đồng nghiệp của bạn có thể đã nhen nhóm biết điều gì đang xảy ra. Vì vậy, ngay cả khi bạn

không thể cho họ câu trả lời mà họ muốn, thẳng thắn nói ra vẫn sẽ tốt hơn việc giữ im lặng.




Luôn gặp trực tiếp khi thông báo tin xấu. Có thể thông báo tin xấu qua thư điện tử sẽ dễ

dàng hơn, nhưng hãy tưởng tượng xem bạn sẽ cảm thế nào nếu bạn nhận được tin đồng

nghiệp của mình đã bị sa thải từ một lá thư điện tử so với từ một người.

Cuối cùng, đừng phản đối. Thậm chí nếu bạn nghĩ đồng nghiệp hay sếp của mình hoàn

toàn đã sai một chuyện gì đó thì bạn có thể phản đối bằng một câu hỏi mở thể hiện sự tôn

trọng và tinh thần xây dựng của bạn. Friedman chia sẻ một câu phản hồi cho những lời bình

luận mà theo bạn là sai lầm, đó là “Thế anh đã thấy mà chiến lược đó hiệu quả trong trường

hợp nào chưa? Bạn có thể họchọc hỏi từ câu trả lời cho câu hỏi đó và tránh được việc biến thành một kẻ kêu ca

Không có nhận xét nào