MUỐN BIẾT MỘT NGƯỜI CÓ PHẢI LÀ NGƯỜI QUẢN LÝ GIỎI HAY KHÔNG – HÃY NHÌN VÀO NỀN TẢNG TÂM LÝ HỌC CỦA HỌ - Blog KNVN - Kho kiến thức khởi nghiệp lớn nhất Việt Nam

Header Ads

MUỐN BIẾT MỘT NGƯỜI CÓ PHẢI LÀ NGƯỜI QUẢN LÝ GIỎI HAY KHÔNG – HÃY NHÌN VÀO NỀN TẢNG TÂM LÝ HỌC CỦA HỌ

Một người quản lý giỏi không phải là những nhân viên giỏi nhất. Nếu muốn biết rằng người đó có phải là một nhà quản lý tài ba hay không, hãy xem xét ngay đến kiến thức tâm lý học hành vi của họ.


1. PHÂN TÍCH VÀ LỰA CHỌN
Người quản lý nhân sự đóng một phần vô cùng quan trọng trong quá trình tuyển dụng. Từ việc xác định nhu cầu của công ty cho đến việc nhận biết các bước liên quan đến quy trình tuyển dụng. Một giám đốc nhận sự giỏi là người biết lựa chọn những ứng viên sáng giá và tiềm năng cho công ty nhờ vào những phán đoán của mình.
Tạp chí Tâm lý học Châu Âu (EJOP) đã từng đưa ra một lưu ý trong việc lựa chọn nhận sự rằng việc quản lý và tâm lý học có một mối quan hệ mật thiết với nhau. Trong khi từ quan điểm của người quản lý, tuyển dụng đó là tìm kiếm nguồn nhân sự đáp ứng các yêu cầu cần thiết để hoàn thành các công việc chuyên môn cho công ty.
Người quản lý mà không có kiến thức tâm lý học có thể là "thảm họa" giống như các nhà tâm lý học mà không biết được cách quản lý vậy. Một người có tài nhưng liên tục phá hỏng văn hóa nơi làm việc hay một người không tài giỏi nhưng đầy thiện chí và được nhiều người yêu mến, vậy làm thế nào bạn nhận ra hai người này khi tuyển dụng, và bạn sẽ chọn ai trong số họ? Để trả lời câu hỏi này thì bắt buộc người quản lý, tuyển dụng phải nắm vững kiến thức tâm lý học hành vi mới có thể phán đoán được.
EJOP còn lưu ý thêm rằng đối với các nhà tuyển dụng chiến lược thì đánh giá tính cách còn quan trọng hơn bất kì thứ gì. Tùy thuộc vào chiến lược cạnh tranh của một công ty, lực lượng lao động linh hoạt có thể là mục tiêu nhắm đến thay vì lực lượng lao động có giàu kinh nghiệm nhưng lại cứng nhắc. Hoặc ngược lại ở một chiến lược khác lại cần những người giàu kinh nghiệm, bí quyết hơn là những lực lượng lao động trẻ. Chính vì thế nên việc nắm vững tâm lý học hành vi của con người sẽ giúp nhà tuyển dụng, nhà quản lý biết được đâu là nguồn nhân lực đúng đắn cho công ty mình vào từng thời điểm khác nhau.
2. GIẢI QUYẾT XUNG ĐỘT
Như nhà tâm lý học kinh doanh Simon Kilpatrick từng nói rằng: " Không bao giờ hai người khác nhau có thể hòa hợp với nhau lâu dài. Giải quyết xung đột bản chất chính là phòng ngừa xung đột".
Những người quản lý nhân sự giỏi biết được về team của mình và hiểu rõ cách mà họ tương tác với nhau. Phát hiện ra sự bắt đầu của một cuộc xung đột là một cơ hội tốt để giải quyết nó, nhưng nhận thức về tính cách của từng người để đưa ra cách giải quyết tốt nhất mới là đều cần thiết nhất.
Nhận thức ra vấn đề chỉ là bước đầu tiên, Simon Kilpatrick nói rằng bước quan trọng nhất chính là giải quyết vấn đề. Tuy nhiên, thể hiện những động thái thái quá không phải là điều hay, những cuộc trò chuyện riêng tư, nhẹ nhàng nhưng đủ cứng rắn sẽ hiệu quả hơn trong việc hòa giải. Chỉ khi nào những hành động này không mang lại kết quả tốt thì mới cân nhắc đến những hành động khắt khe hơn. Nhưng quan trọng nhất vẫn là phải biết được tính cách của từng người để đưa ra cách giải quyết nào là êm đẹp nhất và tất nhiên, điều đó không thể thiếu được những kiến thức của tâm lý học hành vi.
3. PHÁT TRIỂN NGHỀ NGHIỆP
Một lĩnh vực kinh doanh khác mà cả nhà tâm lý học và nhà quản lý đều cần thiết đó chính là phát triển nghề nghiệp. Điều này tương tự như phân tích tính cách trong quá trình tuyển dụng, nhưng bây giờ các điểm mạnh, điểm yếu sẽ được chú ý và phân tích; nhân viên sẽ mang lại điều gì cho công ty, những gì họ muốn từ công việc, những gì họ sẵn sàng làm để có được nó... Sự lựa chọn này đòi hỏi sự hiểu biết kinh doanh của các nhà tuyển dụng nhưng kiến thức tâm lý học hành vi cũng là một yếu tố quan trọng không thể thiếu.
Các nhà quản lý nhân sự là những người trung gian giữa các công ty và nhân viên, họ thực hiện các cuộc thương lượng giữa công ty và nhân viên. Các cuộc đàm phán tốt sẽ khiến cả hai bên hài lòng tuy nhiên để làm được điều này không phải dễ, nó đòi hỏi kiến thức tâm lý học tốt để hiểu được những gì bên kia cần và có thể làm gì để thực hiện những điều đó.
Một số mẹo giúp cuộc đàm phán của bạn đi theo hướng tích cực:
- Khám phá những gì mà mỗi bên thực sự muốn từ cuộc đàm phán: Hãy có một cái nhìn trung lập về mặt cảm xúc và đặt mình vào vị trí của đối phương mỗi khi suy nghĩ về một điều gì đó. Và hơn hết hãy đặt sự thành thật lên hàng đầu để giữ niềm tin cho cả hai bên.
- Im lặng: Hãy lắng nghe nhiều hơn là nói để mang lại cho bạn sự khách quan mỗi khi muốn đưa ra một quan điểm nào đó. Đừng nên nói leo ý kiến của mình khi người khác đang nói, điều này vừa làm cuộc đàm phán trở nên lộn xộn vừa khiến bạn trở nên bất lịch sự trong mắt đối phương.
- Đừng đồng ý quá sớm: Đôi khi đối phương sẽ đưa ra những lời từ chối, những lời phản bác nhưng đừng vội đồng ý với họ quá sớm, hãy dành thời gian suy nghĩ thật kỹ về những điều đó trước khi đưa ra ý kiến của bản thân.
Một bằng cấp về tâm lý học không hẳn là một yếu tố cần thiết cho những cuộc đàm phán nhưng là một yếu tố quan trọng đối với những người mà bạn làm việc cùng. Cục thống kê Lao động từng liệt kê năm phẩm chất quản trọng đối với các nhà quản lý nhân sự bao gồm:
- Kỹ năng ra quyết định
- Kỹ năng giao tiếp
- Kỹ năng lãnh đạo
- Kỹ năng tổ chức
- Kỹ năng nói
Điều tách biệt những kỹ năng này với những nhà quản lý truyền thống đó chính là chuyên môn cá nhân. Trong đó, quản lý truyền thống sẽ tập trung vào các vấn đề chính trị cơ bản và quan hệ lao động còn quản lý nguồn nhân lực sẽ tập trung vào tuyển dụng, tuyển chọn và tìm kiếm động lực để thúc đẩy nguồn nhân lực mà mình lựa chọn cho công ty.
Khi quản lý truyền thống sẽ giải quyết các vấn đề của hiện tại thì quản lý nguồn nhân lực sẽ được dành riêng để tạo ra một môi trường hỗ trợ và thúc đẩy sự nghiệp cho công ty. Khi quản lý truyền thống nhìn vào nơi nhân viên đang ở thì quản lý nhân sự sẽ nhìn vào nơi họ sẽ được đào tạo và phát triển.
Đối với những nhiệm vụ này thì sự hiểu biết về tâm lý học hành vi là điều cần thiết không thể thiếu, là một yếu tố quan trọng giúp thúc đẩy sự nghiệp của bạn và cả công ty mà mình đang làm việc.

(Theo Trí thức trẻ)

Không có nhận xét nào