ĐẾN MUỘN PHỎNG VẤN - PHẢI LÀM NHƯ THẾ NÀO? - Blog KNVN - Kho kiến thức khởi nghiệp lớn nhất Việt Nam

Header Ads

ĐẾN MUỘN PHỎNG VẤN - PHẢI LÀM NHƯ THẾ NÀO?


Cuộc đời đâu ai biết được chữ ngờ, cho dù bạn chuẩn bị kỹ càng đến mấy, sự cố vẫn có thể diễn ra. Có hàng trăm lý do khiến bạn đến muộn phỏng vấn: xe chết máy, lạc đường, tắt đường… Nhưng nguyên nhân không quan trọng, mấu chốt là bạn giải quyết vấn đề như thế nào để không bị mất điểm trước nhà tuyển dụng. Giả sử một ngày bạn gặp trục trặc gì đó và đến phỏng vấn muộn, bạn sẽ xử trí sao để "vớt" lại ấn tượng với nhà tuyển dụng?


Đầu tiên, bạn phải xác định được mức độ đi trễ của mình để kịp thời ứng phó!

1. NẾU BẠN CHƯA TRỄ NHƯNG BIẾT MÌNH SẼ TRỄ BUỔI PHỎNG VẤN
Hãy lập tức cầm điện thoại lên và gọi thông báo cho nhà tuyển dụng. Trình bày lý do và định lượng khoảng thời gian mình đến trễ. Chìa khóa là ngắn gọn, hợp lý và thể hiện được sự thành khẩn. Nếu lý do làm bạn đi trễ quá sức “củ chuối” như dậy muộn hay quên hồ sơ, lạc đường thì loại bỏ nó ngay và luôn. Dưới đây là những lý do có thể sử dụng do được khuyên dùng.
- Lý do khách quan: Tắc đường (Áp dụng nếu phỏng vấn giờ cao điểm) / Ngập lụt (Áp dụng chỉ vào mùa mưa) / Sự cố từ phương tiện di chuyển (hỏng xe, chết máy,…)
- Lý do chủ quan: Vấn đề sức khỏe (Đau bụng, đau răng, đau đầu,…) / Vấn đề gia đình (Có chuyện gấp, quan trọng,…)

Vậy bạn nên nói như thế nào khi gọi?

“Chào anh/chị. Em xin phép sẽ đến trễ 30 phút (định lượng thời gian cụ thể) vì lý do xe chết máy do bị ngập ở địa điểm … (lý do ngắn gọn, hợp lý và có tính chân thật). Em thành thật xin lỗi. Mong anh/chị thông cảm. Em xin cảm ơn.”
Khi đã đến nơi phỏng vấn, xin lỗi một lần nữa với thái độ thành khẩn. Và trong suốt buổi phỏng vấn, thể hiện thái độ lịch sự, nghiêm túc và mong muốn được làm việc tại công ty. Khi ra về, hãy kết thúc bằng câu nói “Cảm ơn anh/chị đã thông cảm cho em.” Nếu cẩn thận hơn nữa, bạn có thể viết một email xin lỗi vì đã đến muộn để ghi lại điểm (đã mất) với nhà tuyển dụng.

2. NẾU BẠN ĐÃ ĐẾN TRỄ VÀ BỊ TỪ CHỐI PHỎNG VẤN
Bạn đành bỏ về nhà và nộp đơn xin việc chỗ khác? Thái độ bỏ về và “coi như xong” thể hiện tinh thần vô trách nhiệm cùng phong cách làm việc thiếu chuyên nghiệp của anh. Không đề cập đến việc lý do cho việc đến trễ của anh là hợp lý hay không vì nhà tuyển dụng chỉ nhìn thấy kết quả. Anh đã không làm gì để khắc phục “lỗi đến trễ” từ phía mình mà cho nó qua đi.

Vậy bạn nên làm gì khi rơi vào tình huống đó?
Khi làm sai, hãy xin lỗi. Đó là điều cơ bản nhất chúng ta đã được học. Hãy thể hiện tinh thần trách nhiệm bằng cách gọi điện hoặc viết email nếu không gặp được nhà tuyển dụng. Bạn có thể thuyết phục nhà tuyển dụng thành công và được trao cơ hội thứ 2. Bạn biết không, tinh thần trách nhiệm chính là cốt lõi để thành công trong sự nghiệp. Và đừng quên là Trái Đất rất tròn, biết đâu bạn lại làm việc với chính nhà tuyển dụng đã từ chối mình trong tương lai. Bạn muốn họ nhớ đến mình như một người “vô trách nhiệm” hay một người “biết sửa sai”.

Hoặc...Chờ. Bạn cần kiên nhẫn chờ cho đến khi nhà tuyển dụng bước ra để xin lỗi. Không giải thích. Không trình bày. Không van xin. Đừng bao giờ bỏ cuộc” và “hãy sống có trách nhiệm” với mỗi hành động mình lMột chia sẻ nho nhỏ, hi vọng hữu ích cho mọi người.

Nguồn: Anphabe
Back ground ảnh: Sưu tầm Internet

Không có nhận xét nào