5 lưu ý trước khi thành lập công ty - Blog KNVN - Kho kiến thức khởi nghiệp lớn nhất Việt Nam

Header Ads

5 lưu ý trước khi thành lập công ty





1. LOẠI HÌNH CÔNG TY

Có 3 loại hình công ty đang được đăng kí phổ biến là: TNHH Một Thành Viên (Duy nhất 1 thành viên), TNHH 2 Thành Viên trở lên (Từ 2 – 50 thành viên), Cổ phần (Từ 3 thành viên trở lên)
Giống nhau: chịu trách nhiệm hữu hạn trên số vốn đăng kí
Khác nhau: Về số lượng thành viên
Hãy đăng kí loại hình phù hợp với số cổ đông sẵn sàng “chiến đấu” cùng bạn. Đừng nghĩ quá xa! Vì việc chuyển đổi loại hình công ty rất đơn giản.


2. TÊN CÔNG TY

Quy tắc: dễ nhớ - ngắn gọn – không nên đưa 1 ngành nghề cụ thể vào tên công ty
- Lưu ý: tên công ty được lấy theo dữ liệu quốc gia. Cty bạn ở TPHCM đặt tên trùng với 1 công ty ở Hà Giang vẫn không được chấp nhận.
Đừng đặt tên quá dài vì sẽ khó nhớ, khó tạo dấu ấn, khó thiết kế, chi phí in ấn cũng tăng theo.


3. VỐN ĐIỀU LỆ

Nên đăng ký vừa đủ với nhu cầu công việc, không nên quá ít cũng như quá nhiều. Vì bạn phải chịu trách nhiệm hữu hạn trên số vốn đăng kí đấy. Kinh doanh mà, đâu biết trước chuyện gì sẽ xảy ra đâu, đúng không?
Ngược lại, đăng kí quá ít đôi cũng không đủ tạo sự tin tưởng ở đối tác, đặc biệt là các công ty xây dựng, B2B,…
Ngoài ra, vốn điều lệ còn ảnh hưởng đến số thuế môn bài phải nộp hàng năm. Từ 10 tỷ trở xuống: 2tr/năm. Trên 10 tỷ trở lên: 3tr/năm.
Vốn điều lệ rất quan trọng, nhớ nhé bạn của tôi!


4. ĐỊA CHỈ CÔNG TY

Cần xác định chính xác địa chỉ công ty trước khi nộp hồ sơ đăng kí thành lập. Văn phòng đi thuê cũng được, tại nhà cũng được hay văn phòng ảo cũng được. Nhưng phải ổn định, tránh tình trạng vừa được cấp GPKD thì phải “lóc cóc” làm hồ sơ chuyển địa điểm kinh doanh.
Chú ý: quảng đường từ nơi bạn đặt trụ sở công ty đến chi cục thuế, phòng thống kê quận,... 


5. NGÀNH NGHỀ KINH DOANH

Doanh nghiệp được kinh doanh những gì mà pháp luật không cấm. 
Đừng đăng kí chỉ “nhỏn” 1 ngành mà bạn định kinh doanh. 
- Đăng kí rộng ra, thêm tầm 10 – 15 ngành nghề liên quan đến ngành nghề chính, có lúc bạn sẽ cần đấy.
Trên đây là những điểm cơ bản bạn cần nắm trước khi thành lập công ty. Nếu có thắc mắc, hãy comment bên dưới. Mình sẽ giải đáp thêm nha!

Tác giả: Nhân Trần - thành viên khởi nghiệp Việt Nam

Không có nhận xét nào